Kiểm Tra Mạch Đập Của Gia Súc

0

Bắt mạch rất quan trọng trong khám lâm sàng cho gia súc . Ở con người, mạch đập có thể dễ dàng lấy được nhưng ở động vật là khó khăn hơn và đòi hỏi phải thực hành và có kinh nghiệm.

kiem-tra-mach-dap-cua-gia-suc

  • Đối với trâu bò ta có thể lấy tại một điểm trên mặt dưới của gốc đuôi (động mạch đuôi), tần số bình thường là 40 – 80 mỗi phút ở gia súc trưởng thành. Ở trâu, mạch đập là 40 – 60 nhịp mỗi phút.
  • Đối với cừu và dê, bạn có thể cảm nhận được mạch đập ở bên trong đầu chân sau, tức là phần bẹn (háng). Tần số là 70 – 130 nhịp mỗi phút ở gia súc trưởng thành.
  • Đối với ngựa ta bắt mạch ở vi trí bên trong của má. Tần số bình thường là 35 – 40 nhịp mỗi phút.
  • Đối với lạc đà được lấy tại một điểm trên mặt dưới của gốc của đuôi. Tần số bình thường là 35 – 45 nhịp mỗi phút. Ở llama (lạc đà không bướu), alpaca (lạc đà không bướu lông đen) không có điểm để bắt mạch.
  • Lợn không có điểm để bắt mạch.
  • Ở chó, mạch đập bình thường khoảng 70 – 180 nhịp mỗi phút. Chó con, đôi khi thấy hiện tượng mạch nhanh sinh lý, có lúc lên đến 220 nhịp mỗi phút. Mạch đập của chó không phải luôn luôn ổn định. Đôi khi có những thay đổi về tần số mạch đập như khi chó hít vào và thở ra. Mạch đập sẽ nhanh hơn khi thở và chậm hơn khi tạm thời ngưng thở. Điều này là bình thường và được gọi là loạn nhịp xoang.
  • Mèo thường có tần số mạch đập là 120 – 240 nhịp mỗi phút.

Luôn nhớ rằng tần số mạch đập cao hơn trong các động vật non.

Nên dùng hai đầu nón tay trỏ và nhẫn để bắt mạch, khi đó sự cảm nhận mới chính xác và đúng đắn. Còn nếu bạn dùng ngón cái để bắt mạch thì có hai nhược điểm: tư thế bấm khá khó khăn cho sự cảm nhận và có thể bạn sẽ chỉ cảm nhận được mạch của chính bạn.

xem video để tìm hiểu thêm

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1