Tiêu hóa là sự biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản dễ hấp thu.
1. Miệng: Có vai trò là lấy thức ăn, tiết nước bọt và nhai lại.
Tham gia vào quá trình lấy và nhai nghiền thức ăn có môi, răng hàm và lưỡi. Bò không có răng hàm trên, chỉ có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm, vai trò là nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Lưỡi giúp lấy thức ăn và nhào trộn thức ăn trong miệng, ngoài ra lười còn có vai trò vị giác và xúc giác nhờ các gai hình nấm, gai thịt hình đài hoa và gia thịt hình sợi.
Bò có 3 đôi tuyến nước bọt (dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm) rất phát triển, tiết 130 – 180 lít/ngày. Thành phần nước bọt là muối Cacbonat và phosphat được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ liên tục, để trung hòa các sản phẩm sinh ra trong dạ cỏ để duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải sơ hoạt động.
2. Thực quản: là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ, có tác dụng nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên để nhai lại, Thực quản còn có vai trò ợ hơi để thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ (CH4).
3. Dạ cỏ : là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nữa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85 – 90 % dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hóa, có tác dụng trữ, nhào trộn và lên men phân giải thức ăn. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có vai trò hấp thu các axit béo bay hơi sinh ra trong quá trình lên men vi sinh vật, acid béo bay hơi được vách tế bào dạ cỏ hấp thu vào máu cung cấp năng lượng cho vật chủ.
Vai trò của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ: Thức ăn được vi khuẩn tiêu hóa thành những chất đơn giản , vi khuẩn sẽ dùng 1 phần để tạo nên tế bào chất cho chính nó.
Nếu lấy xác của vi khuẩn trong dạ cỏ ra phân tích, có 45% Protid, 20% Glucid, 2% lipid. Glucid trong xác vi khuẩn giống glucid của bò,. Protid của vi khuẩn tổng hợp từ cỏ hay bằng cách dùng các chất đạm phi Protein (NH3, ure)
Mặt cắt bên trong dạ cỏ
4. Dạ tổ ong: là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc được cấu tạo trông giống như tổ ong.
Chức năng là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách.
Dạ tỏ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai lại. Sự lên men trong tổ ong tương tự như dạ cỏ.
Mặt trong của dạ tổ ong
5. Dạ lá sách: có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có chức năng là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, các muối khoàng và các acid béo bay hơi
Mặt trong của dạ lá sách
6. Dạ múi khế: có hệ thống các tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, tức là tiêu hóa thức ăn bằng dịch vị (chứa HCL và pesine), dịch vị bò có pH 2,17 – 3.14, thành phần 95% là nước, 0.5% là vật chất khô, vật chất khô gồm có: chất hữu cơ (các men tiêu hóa), chất vô cơ ( Hcl, Clorm, natri, Kali…).
7. Rãnh thực quản: là phần kéo dài của thực quản gồm có đáy và hai mép khi khép lại sẽ tạo ra cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Đới với gia súc còn non, dạ cỏ và dạ tổ ong chưa phát triển nên sửa sẽ theo rãnh thự quản đỗ trực tiếp vào dạ lá sách và dạ muối khế.
8. Ruột non: có chức năng như của gia súc dạ dày đơn, là tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Những phần thức ăn được lên men ở dạ cỏ và sinh khối vsv được đưa xuống ruột non sẽ được tiêu hóa bằng men (Lipase, Amylase, peptidase, Maltase) . Trong ruột non có các enzym tiêu hóa tiết qua thành ruột và tuyến tụy để tiêu hóa các loại tinh bột, đường, protein và lipid. Ruột non còn có chức năng hấp thu nước, muối khoáng vitamin và các Gluco, amino, và các axit béo.
9. Ruột già: có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh tràng có hệ vi sinh tương tự như dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ trên xuống, và hấp thu các dưỡng chất, các acid béo bay hơi. Hấp thu nước, tạo khuôn vfa tích trữ phân.
Naipet.com