Các Giai Đoạn Phát Triển Của Chó

0
Giai đoạn sơ sinh
Chó con hoàn toàn phụ thuộc vào hơi ấm và sữa mẹ trong 3 tuần đầu tiên. Sau đó chúng sẽ bắt được đầu thử nghiệm với việc ăn thức ăn mà chó mẹ mang về, hoặc do người chăm sóc cung cấp. Chó mẹ cần giữ cho con mình luôn sạch sẽ, nếu không chúng dễ chết vì bệnh tật. Chó mẹ tiếp tục làm sạch con cho đến khi chúng học được cách tự làm 1 mình, nó cũng thúc đẩy chó con đi tiêu, tiểu bằng cách liếm vào cơ quan sinh dục.huong-dan-cach-diet-ve-gian-cho-meo-hieu-qua-400x225
Giai đoạn 2-3 tuần đầu:
Bắt đầu chăm sóc chó con từ 2 tuần tuổi, điều này quan trọng đối với quá trình xã hội hoá chúng gần gũi với con người. Thời kì này chó mẹ cũng không lo lắng khi những người quen thuộc chạm đến con nó.  Răng sữa mọc vào giai đoạn này, và cún con bắt đầu tập đi và ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ, và các giác quan ngửi và nghe cũng bắt đầu hoạt động.
Giai đoạn 4-5 tuần tuổi:
Lúc này, chó mẹ bắt đầu “giáo dục” cho những đứa con mình bằng những tiếng gầm gừ, thường là khi chúng đòi ăn. Vào khoảng 4 tuần tuổi,  mắt của cún con đã nhìn thấy rõ ràng hơn, chúng có thể đứng khá vững, đi chập chững trên 4 chân tuy ngắn và vẫn còn loạng choạng. Giai đoạn này, chúng thường lăn qua lăn lại, chơi đùa với anh chị em, gầm gừ và cắn nhẹ nhau, chúng cũng hay ngậm những vật lạ. Các giác quan phát triển hơn, biết quẫy đuôi và đã bắt đầu tập sủa.
Vào cuối tuần thứ 4, cún con rất hiếu kì về môi trường chung quanh, chúng di chuyển khá tự tin, chúng đã có thể chạy và giữ thăng bằng khá tốt vào khoảng cuối tuần thứ 5. Tuy nhiên, phải thêm 5-6 tuần nữa, chúng mới có thể chạy nhảy tốt được. Thời gian này, chúng sẽ được ăn thêm thức ăn từ bên ngoài, chúng ta cũng nên tiếp xúc, và chơi đùa nhẹ nhàng, đều đặn với chúng từ giờ trở đi. Cún con lúc này cũng có thể rời khỏi chỗ ngủ để tự đi vệ sinh.
Giai đoạn 6 tuần tuổi:
Sự biểu cảm bằng mặt và tai đã rõ rệt, giác quan mắt và tai đã phát triển hoàn thiện. Những trò chơi thể hiện địa vị, thứ bậc được thấy trong số những con cùng lứa với nhau. Chúng ta nên tập cho chúng ăn riêng vào lúc này để là bước khởi đầu tập cho chúng không còn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ nữa, khi các răng sữa đã trở nên bén và nhọn hơn, chó mẹ cũng giảm bớt số lần cho con ăn. Thời điểm này cũng thích hợp để tiêm mũi chủng ngừa  đầu tiên.
Giai đoạn 7-19 tuần tuổi:
Vào tuần thứ 7, chúng ta có thể xác định tính cách của các chú cún sau này bằng phương pháp Cambell (xin xem ấn phẩm Người Nuôi Chó – tập 6) để có thể chọn lựa những chú cún thích hợp với gia đình mình.
Tiêm mũi chủng ngừa lần 2 vào lúc cún khoảng 10 tuần tuổi, cún con đã được cai sữa hoàn toàn và có thể hòa nhập khá tốt với con người, tốt nhất là với những con thú khác, đã sẵn sàng về nhà mới để việc dạy dỗ phục tùng và hòa nhập xã hội được tiếp diễn. Đây là thời điểm nên bắt đầu kế hoạch huấn luyện, cũng nên đặt tên và bắt đầu huấn luyện vào kỷ luật với dây dắt.
Giai đoạn phát triển ( 12 tuần đến 6 tháng tuổi )
Cún con háo hức được làm vừa lòng chủ nhân. Giai đoạn này, các chú cún thường làm phiền chủ vì việc nhai gặm, cắn phá những vật dụng của chủ, vì giai đoạn này cún mọc răng, cần cho chúng những món đồ chơi thích hợp (đồ chơi, xương da mềm và dẻo dành riêng cho cún con) để cún có thể gặm. Cún cần học để không giỡn và ngoạm vào tay người, cún phải biết rằng việc đó không được phép. Ở giai đoạn này nó cần học để biết vị trí của mình trong gia đình, đó là vị trí thấp nhất trong đàn, nếu không nó sẽ cố gắng thể hiện vị trí thống trị lên người chủ. Việc huấn luyện cách cư xử và sự phục tùng nên được thực hiện đều đặn. cún càng lớn thì khả năng tiếp thu và sự tập trung càng tốt hơn.
Giai đoạn phát triển tiếp theo ( 6 tháng đến 18 tháng tuổi )
Suốt thời kì này, cún con trở nên độc lập hơn và có vẻ như đòi hỏi quyền lực. Đã trưởng thành về giới tính. Chó cái khi đến mùa chịu đực, với những thay đổi về thái độ kết bạn, và với con đực thường có những thay đổi liên tục của cảm xúc do hormone gây ra. Quan niệm về lãnh thổ bắt đầu phát triển, đây là lúc khó khăn nhất để người chủ có thể điều chỉnh các trật tự cho chú chó, nhất là xác định chỗ được phép tiểu tiện, trên thực tế đã có nhiều người phải đầu hàng chú chó của mình. Nếu bạn có thái độ cứng rắn và dạy chúng cách cư xử tốt vào lúc này, bạn sẽ tránh được những mệt mỏi phiền phức về sau.
Giai đoạn trưởng thành ( trên 18 tháng tuổi)
Chú chó đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện. cá tính cũng đã hình thành mặc dù vẫn còn có thể thay đổi, tính cách sẽ tiếp tục thay đổi cho tới khoảng 3 năm tuổi.  Việc chọn lọc và phát triển những tính tốt là điều cần thiết,  đây là việc của người chủ cần làm, và nếu làm tốt, bạn có thể thoải mái và vui vẻ sống bên cạnh “anh” (cô) bạn 4 chân thân thiện, biết nghe lời và khôn ngoan của mình.
Nguồn: Internet

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1