Mùa đông ở Hà Nội luôn là mùa khắc nghiệt với mọi người và với cả các con thú cảnh nuôi trong nhà: chim, cá, gà..v.vv. Chó cũng là một loài động vật chịu ảnh hưởng của giá lạnh. Hiện nay nhiều giống chó ngoại được nhập về, được nuôi ở khắp các miền của tổ quốc. Tuy nhiên không khí lạnh ở miền Bắc thực sự làm cho những chú cún này bị ảnh hưởng nhiều, kể cả các chú cún có nguồn gốc từ các nơi lạnh như: Sibery, Nga, Canada….
Và cảm lạnh là một trong những bệnh mà chó mắc phải. Bs Chiền xin trình bày một số vấn đề về bệnh này.
1. Nguyên nhân
– Chó được cho ra ngoài chơi quá nhiều. Nhất là với những chó vừa mới về ở với gia chủ. Chưa được ra ngoài đường bao giờ thường dễ mắc cảm lạnh hơn so với chó thường xuyên ra ngoài. Chó nhỏ dễ bị bệnh hơn chó trưởng thành.
– Chó phải nằm ngủ ngoài sân, hiên, gầm cầu thang, hầm xe, nền nhà. Đây là những nơi lạnh lẽo rất dễ làm cún phát bệnh.
– Chó bị nhốt trong chuồng ẩm thấp, nước tiểu và phân không được dọn sạch cũng dễ làm chó mắc bệnh.
– Chó được tắm bằng nước lạnh, hoặc nước nóng nhưng không sấy hoặc sấy không kỹ.
2. Những dấu hiệu cơ bản khi cún mắc bệnh.
– Chó run rẩy.
– Niêm mạc miệng và da tái.
– Chó bị nôn.
– Tiêu chảy, có khi có máu, hoặc tiêu chảy ra phân toàn máu
– Bỏ ăn.
– Thân nhiệt hạ.
– Nếu tình trạng kéo dài, chó sẽ trụy tim rồi chết.
3. Biện pháp phòng ngừa
– Chó chó ngủ những nơi ấm áp, tránh gió lùa.
– Không nên cho chó nằm ngủ dưới nền nhà (đất, đá hoa, gạch…)
– Nếu tắm cho chó thì nên cho vào phòng kín, có máy sưởi càng tốt, tắm xong cần sấy kĩ cho lông chó khô.
– Cho ăn thêm nhiều chất để tạo năng lượng cho cơ thể giữ nhiệt.
– Nên tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho chó đề phòng các loại virus chờ sẵn gây bệnh khi sức đề kháng của chó giảm.
4. Biện pháp can thiệp khi chó bị cảm lạnh
– Cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm.
– Sưởi ấm cho chó
– Nếu chó bị nôn thì tốt nhất đem đi bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!