Tại sao bạn phải tiêm phòng vaccine cho thú cưng của bạn?
Vì sức khoẻ của thú cưng hay vì sức khoẻ của chính bạn?
Xin thưa rằng: Cả hai lý do trên.
Bạn có biết có những bệnh gây ra trên chó mà có thể lây truyền sang con người và gây bệnh nghiêm trọng? Đó là những bệnh nào và xử lý ra sao? Sau đây là những bệnh nguy hiểm nhất và khi lây sang người thì không có cách chữa.
I. Bệnh dại:
Thú cưng của bạn có biểu hiện sợ gió, sợ nước, cứng hàm nên khó nuốt. Bệnh này tỷ lệ chết là 100%, đặc biệt nguy hiểm hơn cho bạn khi tiếp xúc hàng ngày, tỷ lệ lây sang bạn là rất cao, có thể lây sang bạn qua nước bọt ở vết thương xây sát khi chúng liếm vào bạn hoặc qua vết cắn khi chúng chơi cùng bạn. Khi người mắc phải bệnh này thì tỷ lệ chết sẽ là 100% nếu như không tiêm kháng huyết thanh, vaccine kịp thời.
Biện pháp duy nhất là tiêm vaccine phòng ngừa cho thú cưng của bạn.
2. Bệnh Lepto:
Thú cưng của bạn có hiện tượng nôn, tiêu chảy ra máu, khát nước, vàng da nhất là vùng da mỏng như da bụng, niêm mạc mắt. Bệnh này tỷ lệ chết cao tuy nhiên mức độ nguy hiểm của nó ở chỗ nó lây sang người khi tiếp xúc hàng ngày qua da thì sẽ làm bạn vô sinh.
Biện pháp duy nhất là tiêm vaccine phòng ngừa cho thú cưng của bạn.
Một Số Câu Hỏi Về Tiêm Phòng Vaccine Cho Thú Cưng Của Bạn
1. Lịch tiêm chủng các bệnh cho chó từ sơ sinh đến trưởng thành ?
Tùy thuộc vào chỉ dẫn của từng Nhà sản xuất vaccine, nhưng về căn bản Lịch trình tiêm chủng với các bệnh của chó như sau:
1.a. Bệnh Carré ( Canine Distemper Virus – CDP)
1.b. Bệnh Parvovirus ( Canine Parvovirus – CPV)
1.c. Bệnh Viêm gan Truyền nhiễm ( Adenovirus type 1- CAV1)
1.d. Bệnh Ho cũi chó ( Kennel Cough- Adenovirus type 2- CAV2)
1.e. Bệnh Phó cúm ( Parainfluenza- CPI )
Tiêm lần đầu : 7-8 tuần tuổi, Lần 2: 11-12 tuần, Nhắc lại: Hằng năm.
1.g. Bệnh Dại ( Rabies- R)
Tiêm lần đầu : 12 tuần tuổi, Nhắc lại hằng năm.
1.h. Bệnh do các chủng Leptospira- L
Tiêm lần đầu : 1 năm tuổi, Nhắc lại: hằng năm. Chỉ cần tiêm cho chó nuôi có nguy cơ tiếp xúc môi trường hoang dã, thú hoang dã: chuột bọ, gậm nhấm…Vùng dịch tễ có bệnh Lepto. Nên tiêm vaccine Lepto- L theo chỉ định của các bác sỹ thú y.
2. Hiện nay có các loại vaccine 4-5-6-7 bệnh, lựa chọn vaccine nào tốt hơn ?
Đó là các loại vaccine đa giá ” Multivalent vaccine” với số vaccine có trong 1 liều tiêm. Lựa chọn loại vaccine nào căn cứ vào Lịch trình và tuổi tiêm thích hợp như trình bày ở phần (1). Tốt nhất theo chỉ định trực tiếp bác sỹ thú y của bạn.
3. Có nhiều loại vaccine của các Hãng ở Việt nam, nên dùng của Hãng nào ?
Các chế phẩm sinh học ( Vaccine, huyết thanh…) lưu hành ở Việt Nam có phép và đã kiểm định của Cục Thú Y Việt nam đều có thể sử dụng. Chỉ loại bỏ các loại vaccine không rõ nguồn gốc, quá hạn dùng hoặc bảo quản không đúng quy trình kỹ thuật, lọ bị nứt vỡ, hở nút…
4. Tôi có thể mua thuốc và tự tiêm phòng cho chó của mình ?
Đó là trường hợp bất tắc dĩ , vùng sâu, vùng xa, nơi không có dịch vụ thú y hỗ trợ. Chủ chó cần tuân thủ Lịch trình và kỹ thuật tiêm, bảo quản vaccine…và chăm sóc chó chu đáo.
5. Chó mua ở chợ, không rõ nguồn gốc đã tiêm phòng vaccine hay chưa, nên có Lịch trình ra sao?
Phải tiêm từ đầu khi bạn không dám chắc các lần tiêm vaccine trước. Cần nhờ các chủ nuôi có kinh nghiệm xác định tuổi chó để thuận tiện cho Lịch tiêm.
6. Do sơ xuất tiêm vaccine ra ngoài hoặc vào chút ít sẽ giải quyết ra sao?
Tiêm lại ngay 1 liều khác, không sợ quá liều vì vaccine an toàn. ( Trừ vaccine Lepto, cần có ý kiến của bác sỹ thú y ).
7. Các giống chó nhỏ: Chihuahua, Miniature Bull Terrier… tiêm vaccine thế nào ?
Như các giống chó to khác về Lịch trình và liều tiêm. Vaccine được sản xuất 1 liều như nhau cho tất cả các loại chó.
8. Đến kỳ tiêm, nhưng chó không khỏe, không bình thường, có tiêm vaccine không ?
Chó phải hoàn toàn khỏe mạnh mới được tiêm vaccine. Cần đưa đi bác sỹ thú y khám và chỉ định cụ thể. Khi chó khỏe có thể tiếp tục tiêm vaccine, thời gian quy định trong Lịch trình có thể được xê dịch theo chỉ định của bác sỹ thú y.
9. Có nên tiêm vaccine cho chó trước khi vận chuyển hoặc ngay sau khi mang về nuôi ?
Không nên tiêm vaccine cho chó 7-10 ngày trước khi chuyển vùng và sau khi mang về nuôi vì sức đề kháng, khả năng tạo miễn dịch của chó kém khi vận chuyển và ở nơi mới.
10. Chó như thế nào thì không được tiêm vaccine ?
Chó không bình thường về sức khỏe, ốm hoặc nghi ốm bệnh, chó đang trong ổ dịch, chó chuyển vùng hoặc mới mang về nuôi, chó đang mang thai. Tốt nhất cần tư vấn bác sỹ thú y trong các trường hợp cụ thể.
11. Có Lịch trình tiêm vaccine nào khác với đã nêu ở câu hỏi 1 ?
Theo các tác giả Hoa-Kỳ: James M. Giffin , M.D & Liisa Carlson, D.V.M – viết trong cuốn “Dog Owner’s Home Veterinary Handbook”- NXB HOWELL, NEW YORK- Trang 63 :
– Có thể tiêm vaccine lần đầu cho chó sớm hơn ( từ 5-6 tuần tuổi) và tiêm 3 lần cách nhau 4 tuần để hoàn thành miễn dịch cơ bản cho chó với các bệnh: Bệnh Carré ( Canine Distemper Virus – CDP), Bệnh Parvovirus ( Canine Parvovirus -CPV), Bệnh Ho cũi chó ( Kennel Cough), Bệnh Phó cúm ( Parainfluenza- CPI ).
– Với chó con không được bú sữa đầu của mẹ cần bắt đầu tiêm vaccine ngay từ 3 tuần tuổi.
– Bệnh Phó cúm ( Parainfluenza- CPI ) và Bệnh do Leptospira có thể tiêm vaccine nhắc lại 2 lần/ năm ở các nơi có nguy cơ cao, các ổ dịch cũ của bệnh do bác sỹ thú y chỉ định.
12. Tại sao một số chó đã tiêm vaccine Dại ở nước ngoài được xác nhận ” miễn dịch 2-3 năm” mà vẫn phải tiêm vaccine Dại nhắc lại ở Việt Nam khi vẫn còn thời hạn miễn dịch ?
Theo Pháp Lệnh Thú y của Việt nam ” Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vaccine phòng bệnh Dại 1 năm 1 lần”. Các quy định tiêm vaccine Dại tùy thuộc từng nước căn cứ vào tình hình dịch tễ của bệnh Dại. Có những nước không cần tiêm vaccine dại cho thú nuôi như: Anh, New-Zi-lân, Úc… vì không có bệnh Dại ở các nước này trên Bản Đồ Dịch Tễ Thế Giới.
13. Nếu chó đến Lịch tiêm vaccine nhắc lại nhưng vào đúng kỳ động dục, nhân giống, mang thai thì xử lý ra sao để vẫn an toàn dịch mà không ảnh hưởng sinh sản ?
Có thể tiêm 4 tuần trước khi nhân giống. Việc tiêm sớm hơn Lịch nhắc lại hàng năm 1-2 tháng được chấp nhận xem như một giải pháp điều chỉnh với chó sinh sản, nhân giống.
Nhiều Chuyên gia Thú Y khuyến cáo nên tiêm vaccine chó chó mẹ 4 tuần trước khi mang thai sẽ rất tốt cho việc truyền kháng thể qua nhau thai, sữa cho chó sơ sinh.
14. Chó được nuôi cách ly ở các chung cư cao tầng, vùng xa khu dân cư và tách biệt với chó khác có cần tiêm vaccine phòng bệnh dịch không ?
Vẫn phải tiêm đày đủ các loại vaccine, đúng Lịch trình. Các nhân tố trung gian mang dịch, truyền lây bệnh: dụng cụ chăm nuôi, phương tiện giao thông: lốp xe đạp xe máy…con người: vết dép, giày, gấu quần của chủ nuôi…hoặc các loại côn trùng: ruồi muỗi, gặm nhấm: chuột bọ…vẫn có thể mang dịch và gây bệnh cho chó của bạn. Đặc biệt chó rất nhậy cảm, thích ngửi liếm các mùi lạ ở dày dép, quần áo hoặc lốp xe… nếu có dính bẩn, dễ dàng lây nhiễm dịch.
15. Có nên tảy giun trước khi tiêm vaccine ?
Rất cần thiết ! Đặc biệt chó dưới 6 tháng tuổi cần tảy giun định kỳ, bảo đảm sạch giun trước khi tiêm vaccine để tăng hiệu quả miễn dịch, phòng bệnh.
16. Khi nào chó của tôi có thể mang đi offline hoặc nơi tập trung nhiều chó như: Dogshow, Dog make-up… ?
Phải hoàn thành miễn dịch cơ bản đủ 2 lần tiêm vaccine, tốt nhất sau 1 tháng của lần tiêm thứ 2. Hoặc sau 1 tháng khi tiêm nhắc lại hằng năm.
17. Chó của tôi đã hoàn tất quy trình tiêm vaccine, còn trong thời hạn cho phép, chủ và chó có thể ” thoải mái” tiếp xúc chó ốm bệnh hoặc nghi ốm bệnh ?
Vẫn cần cảnh giác vì vaccine không thể chắc chắn bảo hộ 100% cho chó của bạn khỏi nhiễm dịch bệnh vì còn nhiều yếu tố khác cấu thành kháng thể miễn dịch cho cơ thể chó: chăm sóc, dinh dưỡng, và sức đề kháng của từng cá thể.
Đặc biệt chủ chó không nên tới các nới có chó ốm bệnh hoặc tập trung chó nghi nhiễm, có nguy cơ nhiễm dịch bệnh cao, rất có thể ” cõng rắn cắn gà nhà” !
18. Có cách nào xác định chó của tôi có kháng thể miễn dịch đủ để chống lây bệnh ?
Có ! Các phòng chẩn đoán xét nghiệm có thể có các phản ứng ( test ) thử và xác định nồng độ kháng thể chống bệnh trong huyết thanh của chó. Nhưng vì không có tính thực tiễn nên các Phòng mạch lâm sàng trên thế giới chỉ áp dụng xác định nồng độ kháng thể chống bệnh Dại cho chó. Các nước thuộc khối EU quy định chỉ có chó mèo được xét nghiệm nồng độ kháng thể chống bệnh Dại đạt tối thiểu 5.IU/ 1ml huyết thanh mới được phép nhập cảnh.
Hiện nay ở Việt nam chưa thấy phát triển dịch vụ xét nghiệm này, vì xuất cảnh chó mèo từ Việt nam chỉ yêu cầu “Chứng nhận đã tiêm vaccine phòng Dại” đủ thời gian quy định.
19. Ngoài tiêm vaccine, có biện pháp nào khác phòng các bệnh dịch cho chó ?
Phòng bệnh chủ động bằng vaccine là biện pháp an toàn dịch duy nhất cho chó nuôi của bạn ! Phòng bệnh hơn chữa bệnh !!! Prevention is better than cure !!!
Naipet.com