Aspergillus và Penicillium là tác nhân gây bệnh cơ hội khi miễn dịch của vật chủ suy giảm do các bệnh nhiễm trùng. Miễn dịch trung gian tế bào là yếu tố quan trọng hạn chế lây lan sự nhiễm trùng. Suy giảm miễn dịch như tiểu đường, giảm bạch cầu kéo dài, hóa trị liệu, điều trị glucocorticoid, ..
1. Nguyên nhân gay bệnh
Nấm mũi do Aspergillus (Sino-Nasal Aspergillosis – SNA) thường gặp hơn do Penicillium. Có khoảng hơn 250 loài nấm.Aspergillus fumigatus phổ biến nhất (Aspergillus niger, Aspergillus nidulans và Aspergillus flavus).Cả hai nhóm nấm hoại sinh phổ biến và được coi là tác nhân gây bệnh cơ hội trên chó.
Hình 1: Hình sợi nấm Aspergillus Và Penicillium
2. Sinh bệnh học
Aspergillus xâm nhập → niêm mạc đường hô hấp → tiêu diệt tế bào xung quanh → chống lại thực bào. bào tử bám vào protein các bề mặt, nhờ hệ thống bám dính hydrophobins. Độc tố gliotoxin → ức chế đại thực bào → ức chế hệ miễn dịch. Giảm hoạt động lông rung và màng nhày làm kéo dài thời gian cư trú (của nấm và nhiều loại mầm bệnh khác) trong biểu mô. Enzyme như protease giúp tế bào nấm xâm nhập vào mô.
SNA: phổ biến chó nhỏ và chó lứa mõm dài. Từ 3 tháng – 11 năm (trung bình 3,3 năm).
Khối u mũi: xảy ra ở chó lớn. Chấn thương mũi không phổ biến. SNA xảy ra do nguyên nhân kế phát. Rối loạn khác: lan rộng xuống răng miệng và vòm miệng, viêm mũi dị ứng,… Aspergillosis không biểu hiện rõ ràng triệu chứng lâm sàng. SNA: ăn mòn hay tiêu hủy hộp sọ mũi, tấm sụn, vòm miệng hoặc xương ổ mắt. A. fumigatus → nội độc tố → xuất huyết và bắt đầu hoại tử phá hủy mô tại chỗ.
3. Triệu chứng bệnh
SNA: chảy nước mũi nhầy, hắt hơi, khó chịu ở mũi (cào mặt), chảy máu cam, chán ăn, lờ đờ và mất sắc tố hoặc loét của lỗ mũi. Giai đoạn cuối chó thường há miệng thở do tắc mũi và có thể đi kèm với bệnh khác. Mới đầu mũi chảy một bên nhưng thường phát triển tổn thương hai bên do phá hủy vách ngăn đường giữa mũi. Viêm mũi → viêm xoang → sưng mặt, tắc nghẽn ống dẫn, phá hủy toàn bộ xoang → chảy nước mắt. Xâm nhiễm ổ mắt → chảy nước mắt nước mũi, lồi mắt, há miệng, tổn thương giác mạc hoặc loét mắt. Lõm mắt và bệnh lao hóa sợi: trong các giai đoạn điều trị (lành bệnh).
Hình 2: Hình: (A) Chó loét và chảy nước mũi. (B) nấm trong xoang mũi.
Hình 3: Mèo bị xưng mặt và lồi mắt do nấm Aspergillus Và Penicillium
4. Chẩn đoán bệnh
Kiểm tra nên bao gồm các triệu chứng bên ngoài:
- Dấu hiệu đau vùng mũi.
- Dịch mũi, miệng.
Hình 4: Nội soi mũi (Rhinoscopy)
- Mẫu sinh thiết.
- Nuôi cấy sinh vật.
- Huyết thanh học (tìm KN, KT).
- PCR mẫu dịch nhầy tìm tác nhân gây bệnh.
Hình 5: Sơ đồ chẩn đoán bệnh do nấm Aspergillus Và Penicillium
5. Liệu pháp điều trị bệnh
Điều trị SNA trên chó luôn khó khăn, đến nay vẫn là một thách thức.
a/ Điều trị qua đường uống:
Ưu điểm: dễ thực hiện. Khuyết điểm: Hiệu quả thấp, cấp thuốc dài hạn (4 tuần). Đắt tiền.Tác dụng phụ: hại gan, biếng ăn, nôn mửa
b/ Điều trị tại chỗ:
Enilcomazole và clotrimazole: Hòa tan kém, kém hấp thu ở ruột. Kiềm nấm ở nồng độ thấp, diệt nấm ở nồng độ cao.
- Ưu điểm: hiệu quả cao, ít tác dụng phụ
- Nhược điểm: đòi hỏi phải có thêm sự nạo, rửa, hút để loại bỏ các mảng nấm
Phương pháp 1:
Phẫu thuật mũi, lắp đặt các ống thông.Truyền từ từ enilconazole dạng nhũ tương 2 lần/ngày trong vòng 7-14 ngày.Hiệu quả cao, lên tới 80%.Đắt, ít được các chủ chó chấp nhận.Có thể dùng clotrimazole thay thế.
Phương pháp 2:
Không phẫu thuật.Các ống sẽ được dẫn tới khoang mũi hoặc xoang trán dưới sự gây mê toàn thân. Enilconazole và clotrimazole được dùng với các nồng độ khác nhau, truyền lặp lại 2 hoặc 3 lần (khoảng cách 3 tuần). Tỉ lệ thành công 80-90%.Nhận được sự bằng lòng từ chủ nuôi, vật nuôi có thể chịu đựng được.
Hình 6: Bảng điều trị bệnh do nấm Aspergillus Và Penicillium trên mèo
Hình 7: Bảng điều trị bệnh do nấm Aspergillus trên chó
c/ Phẫu thuật
Áp dụng đối với vật nuôi đáp ứng kém với điều trịtại chỗ.Phẫu thuật được được hiện với những miếng gạc povidone-iodine tại chỗ.Băng được thay thế từ 2-3 ngày trong vòng 15-21 ngày dưới sự gây mê toàn than.Phẫu thuật đóng xoang mũi được thực hiện khi tất cả các mô tiếp xúc được bao phủ bởi các mô khỏe mạnh.
Ưu điểm:Dùng khi thất bại trong phương pháp điều trị tại chỗ. Có thể cắt bỏ những phần bị nhiễm trùng trước khi đưa thuốc vào.Nhược điểm:Cần xem xét tính độc hại của iodine. Phức tạp và ít được sử dụng thường xuyên.
6. Tiên lượng bệnh
Việc điều trị được xem là thành công khi không còn hiện tượng chảy dịch mũi, chảy máu cam, đau và loét các bên lỗ mũi. Chảy dịch mũi dai dẳng có thể do viêm mũi/viêm xoang mãn tính nhưng cũng có thể do nấm → cần kiểm tra lại xoang mũi với phương pháp nội soi. Ít thấy dấu hiệu bất thường trên mũi đối với những con đã điều trị khỏi, không ghi nhận trường hợp tử vong nào trên chó.
Các trường hợp ít phổ biến: chảy nước mũi, viêm mũi nhẹ. Hiếm khi tái phát.Người có thể bị nhiễm bệnh và cũng có thể là trung gian truyền lây. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là điều trị tại chỗ.
Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!