Cách Điều Trị Bệnh Trầm Cảm Ở Chó Mèo

0

Như con người, thú cưng cũng bị bệnh trầm cảm do những thay đổi nhất định từ môi trường sống. Nếu bạn thấy thú cưng có những thay đổi về hành vi, hãy cho thú cưng đi khám để loại bỏ những bệnh lý thể chất nhất định.

1. Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở chó mèo

Có nhiều nguyên nhân làm thú cưng bị trầm cảm, dưới đây là nhưng nguyên nhân phổ biến nhất.

– Thay đổi về môi trường sống như:

+ Có thêm  mất đi một thành viên trong gia đình: trường hợp thường gặp nhất là chủ nuôi đi học đi làm và không còn dành nhiều thời gian cho thú cưng nữa. Theo một thống kê ở Anh, trong 4 chú chó thì có 1 chú bị trầm cảm do chủ nuôi thường xuyên đi làm và không có thời gian dành cho chúng. Ngoài ra, khi người thân của người chủ mất đi; hoặc người chủ nuôi đang trong tình trạng căng thẳng, chú chó cũng bị ảnh hưởng.

cach-dieu-tri-benh-tram-cam-cho-meo-400x266

 

+ Có thêm một thú cưng mới mất đi người bạn đồng hành: đây là trường hợp phổ biến thứ hai gây ra trầm cảm cho thú nuôi. Hãy xem xét trường hợp của gia đình Jodie Richer. Gia đình Jodie có 3 chú chó: Bada, Terrace và Pumba. Khi Bada chết, gia đình Jodie đã trải qua một thời kì khó khăn, và tình trạng của Terrace trở nên tệ hơn. Terrace không chịu đi lại, ăn uống và suốt ngày giấu mình ở trong tủ hay sau tấm gương lớn. Terrace bị chẩn đoán trầm cảm sau 2 tuần lặp đi lặp lại những triệu chứng trên.

+ Chuyển đổi chỗ ở

– Khi thú cưng già đi: Cùng với tuổi già, thú cưng có thể bị suy giảm một số chức năng hoạt động như ăn uống kém đi, đi cà nhắc hoặc không nhìn thấy rõ. Vì đây là những hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thú cưng có thể bị trầm cảm do không duy trì được nhịp sống như trước đây nữa.

– Trầm cảm theo mùa: Nếu thú cưng sống ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, thú cưng có thể bị trầm cảm nếu thời tiết thay đổi theo chiều hướng xấu hơn (nhiều ngày mưa, giông bão hay lốc xoáy), vì tâm trạng của thú cưng sẽ thay đổi theo áp lực khí quyển.

2. Triệu chứng bệnh trầm cảm ở chó mèo

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy thú cưng không còn duy trì thói quen như trước đây nữa. Một số dấu hiệu điển hình là:

– Giảm hoạt động thể chất: Thú cưng không còn chạy nhảy chơi đùa, thay vào đó là nằm ườn suốt ngày và ngủ

– Ăn uống ít đi, thậm chí không ăn gì cả. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về cân nặng

– Thay đổi về tính cách: Chó cưng hay ngủ sẽ bị bồn chồn, còn một chú chó thích hoạt động sẽ trở nên ù lì, hoặc hung hăng, hay tè bậy trong nhà. Bạn nên chú ý quan sát kĩ để phát hiện ra sự thay đổi tính cách bất thường. Hay chó cưng không còn chào đón mừng rỡ và vẫy đuôi khi bạn về nhà nữa, hay trốn tránh ở trong các hốc, kẹt và nhìn mặt buồn rũ rượi.

– Không giao tiếp với bạn của nó: Đây là dấu hiệu dễ phát hiện nhất. Thú cưng sẽ không giao tiếp, chơi đùa với những người bạn hàng xóm.

– Thay đổi giấc ngủ: Nhịp điệu ngủ của thú cưng sẽ thay đổi, chẳng hạn như thú cưng sẽ ngủ ban ngày, thức ban đêm, ngủ cả ngày lẫn đêm hay không ngủ một chút nào.

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các nguyên nhân gây ra do bệnh lý thể chất, ví dụ như một chú chó buồn bã và không còn thích chạy nhảy nữa có thể là do những cơn đau từ bệnh viêm khớp.

Với mèo, ngoài các triệu chứng trên, bạn có thể thấy mèo cưng sẽ không chăm lo chải chuốt bộ lông của mình, tiểu tiện bừa bãi hay mèo sẽ có những hành vi khá hung dữ- ngay cả với chủ nuôi của mình.

lam-the-nao-de-giam-can-cho-meo-1

 

3. Cách điều trị bệnh trầm cảm ở chó mèo

Vì có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm, cho nên điều đầu tin là bạn cần xác định đâu là nguyên nhân chính gây bệnh để có cách điều trị dứt điểm.

Thông thường, bạn nên dành nhiều thời gian cho thú cưng của mình và cùng thú cưng thiết lập một kế hoạch tập thể dục, vui chơi nhất định. Dành 10-15’ mỗi ngày dắt chó cưng đi dạo, hay tạo điều kiện cho chú tiếp xúc với chú chó nhà hàng xóm. Bạn có thể cùng chú chơi trò ném banh, hay trò chuyện với chú thường xuyên hơn. Với mèo, bạn hãy dành thời gian vuốt ve, cưng nựng và trò chuyện. Do mèo cưng thường thích ở một mình nhiều hơn là tiếp xúc với chủ nuôi như chó, bạn nên mở rèm che cửa để mèo cưng thấy được cảnh vật bên ngoài hay bật TV, radio, nhạc để luôn có tiếng động trong không gian xung quanh.

Những hoạt động thể chất sẽ làm cho người chủ và thú cưng gắn bó hơn, và hoạt động nhiều sẽ kích thích sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mà thiếu nó được xem như là nguyên nhân gây trầm cảm.

Nếu là trầm cảm theo mùa, bạn nên cho thú cưng tắm nắng ngay khi có điều kiện. Trong thời kì mưa bão, tránh để thú cưng bị ướt mưa và sấy khô ngay khi có thể nếu thú cưng bị ướt.

Nếu nguyên nhân gây ra trầm cảm là do lão hoá tuổi già, bạn hãy giữ vệ sinh thân thể thú cưng sạch sẽ, sắp xếp lại môi trường xung quanh và dùng các biện pháp hỗ trợ để thú cưng cảm thấy thoải mái nhất. Ví dụ như nếu chó cưng đi lại kém, bạn có thể dùng xe đẩy để cho thú cưng vẫn tương tác với môi trường xung quanh. Nếu thú cưng chịu nhiều đau đớn thể chất và chất lượng cuộc sống suy giảm, bạn nên cân nhắc phương pháp trợ tử để thú cưng ra đi nhẹ nhàng nhất.

Nếu tình trạng trầm cảm vẫn tiếp diễn ngay cả khi bạn đã dành nhiều thời gian cho thú cưng và cho thú cưng tham gia vào nhiều họat động, bạn nên đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc diazepam hay fluoxetine, vốn là hai loại thuốc phổ thông điều trị trầm cảm ở con người.

cach-dieu-tri-benh-tram-cam-cho-meo 2

 

5. Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm ở chó mèo

Không có gì có thể đảm bảo cho chó cưng, mèo cưng của bạn khỏi nguy cơ bị trầm cảm. Một số thú cưng sẽ nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh và dễ bị trầm cảm hơn. Điều quan trọng là bạn tạo ra một môi trường tràn đầy yêu thương, không áp lực.

Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!

Facebook Comments
Share.

Chat
1