Dị Ứng Ở Chó Chuẩn Đoán Và Điều Trị

Dị ứng là một chứng bệnh khó chẩn đoán và điều trị vì có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ở chó. Nắm vững các nguy cơ dị ứng cho chó, đề phòng và có hướng điều trị phù hợp không chỉ là việc của các bác sỹ thú y mà cần có sự chăm sóc, phát hiện của chủ nuôi chó.81-diung

 

Dị ứng là gì?

Là phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể đáp ứng lại các tác nhân ” lạ” gây dị ứng ( dị ứng nguyên ), cơ thể tăng tiết Histamine chống lại chất “lạ”.

Dị ứng nguyên có thể từ thức ăn, môi trường sống: cây cỏ, phấn hoa, bụi bẩn… hóa chất, thuốc, rắn độc cắn, côn trùng chích đốt: ve rận, mòng, ong… ký sinh trùng : ghẻ, nấm…

Dị ứng thường xảy ra nhanh, bất ngờ với nhiều dấu hiệu khác thường : ngứa ngáy, mẩn đỏ da, sốt, thở gấp, tiêu chảy và nhiều rối loạn toàn thân khác. Cũng có thể kéo dài mạn tính do nhiễm ghẻ, nấm, ve rận lâu ngày.

 

Chó bị dị ứng qua đường nào ?

- Hô hấp : do hít thở không khí có chất “lạ” như : phấn hoa, mùi hóa chất, thậm chí một số nước hoa, mỹ phẩm của người.

- Tiêu hóa : Ăn phải các thức ăn lạ, thức ăn có nấm mốc…

- Da : do tiếp xúc với hóa chất, tiêm, bôi thuốc điều trị, thậm chí do tiêm vaccine phòng bệnh. Bị rắn độc cắn, côn trùng chích đốt.

 

Các triệu chứng dị ứng ở chó?

Khá nhiều biểu hiện khác nhau, phức tạp của dị ứng ở chó. Các triệu chứng chính dưới đây có thể xác định chó bị dị ứng :

* Chảy nước mắt, nước mũi.

* Sưng tịt vùng mặt, các ngón chân.

* Cắn xé liên tục vào ngón chân, cẳng chân.

* Da mẩn tịt, ửng đỏ, ngứa dữ dội, có rớm máu do các vết gãi, chà xát. Lâu ngày da thâm tím, bong vảy khô.

* Thở gấp, khò khè, khó thở.

* Ho khạc, hắt hơi, khụt khịt.

* Tiêu chảy cấp.

* Nôn ói.

* Không an tâm, cuống quýt, run rẩy, thậm chí chạy nhẩy kêu rít vô thức.

* Trầm trọng hơn có thể : Bỏ ăn, không uống nước, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

chan-doan-va-dieu-tri-benh-di-ung-o-cho

4. Chẩn đoán và điều trị ra sao?

Khi có triệu chứng nghi dị ứng, điều quan trọng nhất là tìm ra tác nhân gây dị ứng (Dị ứng nguyên) để trừ bỏ căn nguyên mới điều trị hiệu quả.

* Dùng Thuốc kháng Histamine: Promethazine (các biệt dược là: Phenergan, Pipolphen) liều tiêm 0,2- 0,4 mg/kg thể trọng. Liều tối đa 1mg. kg thể trọng.

* Thuốc bổ trợ: Vitamine C + Canci chlorua ( tiêm chậm vào tính mạch ).

* Điều trị tiêu hóa: chống nôn, tiêu chảy.

* Kháng sinh: khi có viêm da bội nhiễm, viêm ruột , viêm hô hấp.

* Loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên): thuốc, thức ăn, phấn hoa.., diệt ve, rận, ghẻ. Giải độc khi bị ong, kiến, côn trùng châm đốt, rắn cắn.

* Chăm sóc chu đáo, để nơi thoáng, mát, khô ráo, ăn thức ăn dễ tiêu.

Nguồn: Internet

Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!

Comments

comments