Cách chăm sóc và đỡ đẻ cho chó mang thai

I. Đỡ đẻ

Tại sao cần đỡ đẻ cho chó ?

Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt để bảo đảm “Mẹ tròn con vuông”. Phần lớn chó tự “đỡ đẻ” theo bản năng nhưng nếu không có quan tâm của chủ có thể xảy ra tổn thất đáng tiếc. Có những giống chó rất khó đẻ: chó Bull Dog, Boxer, Chihuahua…hoặc chó được nuôi chăm” quá cẩn thận” và ngược lại bị còi cọc ốm yếu cũng rất khó đẻ. Trong một ca đẻ cũng có con sinh ra dễ, con ra khó do tư thế ngôi thai hoặc tình trạng sức khỏe chó mẹ.Vì vậy đỡ đẻ là hỗ trợ rất cần thiết , chỉ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết về sinh sản của chó chưa đủ mà còn có kỹ năng khéo léo cuả đôi bàn tay của con người. Tốt nhất bạn cần hỗ trợ của các nhà chuyên môn nhân giống hoặc các Bác sỹ thú y- ” Cẩn tắc vô áy náy”.

111217CLcun7

Làm sao biết chó sắp đẻ?
Có thể chia ra 3 giai đoạn để nhận biết chó khi nào đẻ:
1. Dạo ổ:
Trước khi đẻ 24 giờ: Đã có sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm ( sụt bụng) . Có phản xạ ỉa đái nhiều lần ( ỉa xón, đái giắt ). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.

Từ 12-2 giờ trước khi đẻ: Kiểm tra thân nhiệt ( trực tràng ), nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7′C- 37.5′C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh hoặc bị ướt mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ.

Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.
Xử lý: Thông báo ngay chó bác sỹ Thú y hoặc các chuyên gia sinh sản đến khám trước khi sinh.

2. Đau đẻ, sắp đẻ:
Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh thở mạnh. Rất muốn quay lại liếm đằng sau. Rặn cong lưng nhiều cơn.

Lưu ý: Nếu có nước ối chảy ra khỏi âm hộ màu xanh mà chưa ra con là bất bình thường, cần có kiểm tra, hỗ trợ của bác sỹ thú y.

3. Đẻ:
Có bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối, âm hộ phình to căng cứng, có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả con chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.

Hình đã gửi

Can thiệp: Nếu đã lòi ra ngoài 1/2 thân chó con mà sau vài phút không ra tiếp phải dùng thủ thuật kéo nhẹ nhàng chó con hướng lực từ trên xuống dưới, từ trứơc ra sau càng nhanh càng tốt. Xé bọc khẩn cấp, lau khô miệng chó con tới khi kêu thành tiếng.

II. Những yêu cầu quan trọng với chủ chó khi có chó sắp đẻ:

1. Nắm chắc ngày phối giống.

2. Theo dõi các dấu hiệu sắp đẻ và báo cáo bác sỹ thú thăm khám và tư vấn.

3. Quản lý chắc chắn chó mẹ khi có dấu hiệu nghi sắp đẻ trước 24 giờ, đề phòng chó mẹ đẻ rơi bỏ chết con mà chủ không biết.

4. Chuẩn bị ổ đẻ, thuốc sát trùng, panh kẹp máu, khăn bông sạch, về sinh khu vực đẻ… trong trường hợp không có hỗ trợ của bác sỹ thú y.

5. Dùng thuốc kích đẻ Oxytoxine tiêm phải có chỉ định của Bác sỹ 1. Nắm chắc ngày phối giống.

6. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào: chảy máu quá nhiều, rặn đẻ không ra con, ngôi thai ngược, mẹ yếu suy kiệt… phải báo bác sỹ thú y khám cấp cứu.

Hình ảnh thai thuận, đẻ bình thường:

Hình đã gửi

Hình đã gửi

Hình đã gửi

Hình đã gửi

Hình ảnh ra 2 bọc ối một lúc: bất thường cần có bác sỹ thú y khám:

Hình đã gửi

Bình thường

Hình đã gửi

Bất thường.

Kỹ thuật cắt rốn chó sơ sinh:

Hình đã gửi

Hình đã gửi

 

II. Sảy thai, đẻ non, đẻ khó ở chó

Sảy thai, đẻ non, đẻ khó ở chó cần được nhìn nhận một cách khoa học để có các biện pháp thích hợp trong chăm sóc và nuôi dưỡng chó sinh sản nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại về kinh tế, giúp bảo tồn các giống chó phục vụ lợi ích của con người.

Hình đã gửi

Bộ máy sinh dục cái của chó : mang thai 40 ngày.

Sảy thai ở chó:

- Chó mang thai dưới một tháng mà bị ra thai gọi là “sảy thai”. Nhiều chủ nuôi nhận biết chó sau khi phối giống chắc chắn đã có chửa : phát triển bụng, phát triển nầm vú và thậm chí đã có sữa non, nhưng rồi bụng bé dần và không sinh đẻ, đã cho rằng “có hiện tượng tiêu thai”. Thực ra không có “tiêu thai”, thời kỳ này bào thai và nhau thai rất nhỏ, với chó giống nhỏ như : Cocker, chihuahua, Phú quốc … chỉ bé bằng “hạt lạc “, khi sảy thai chó tự động liếm sạch sẽ, thậm chí chúng ta không hề biết là thai đã ra !
- Hiện tượng mang thai giả: thực chất vật chủ không có thai nhưng mọi triệu chứng đều có như đang mang thai, cũng dễ nhầm lẫn với sảy thai.

Đẻ non:

Hình đã gửi

Thai đã lớn trên một tháng, chưa đến lúc sinh, do một lý do nào đó không tồn tại trong cơ thể mẹ được bị tống ra ngoài gọi là đẻ non. Lúc này chủ nuôi dễ nhận biết do phát hiện được có máu đẻ và các chất thối rữa, xác của bào thai…Chó mẹ thường có phản xạ “ăn” thai và các chất thối rữa, dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…cần chăm sóc và báo BSTY can thiệp.

Các dấu hiệu ” báo trước” sảy thai và đẻ non:

Hiện tượng có sữa sớm trước một tháng mang thai là báo hiệu sảy thai, “sữa” không có màu trắng của sữa mà chỉ là dịch trong, nhớt hoặc ố vàng. Chó mẹ thường hay quay lại liếm phía sau : các dịch và chất thải từ cửa mình.

Có sữa trằng trước khi dự kiến sinh 15- 20 ngày , chó mẹ bị ốm bệnh, ăn ít , khó chịu như dấu hiệu đẻ thường, có sơn rặn và co bóp tử cung dữ dội.

Chưa tới ngày sinh mà có dịch hôi bẩn hoặc nhớt xanh dính chảy ra từ âm hộ.

Các nguyên nhân gây sảy thai, đẻ non: 

- Do phối giống ngay lần động dục đầu tiên, cơ thể chó mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Phối giống đồng huyết, cận huyết.
- Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc không tốt.
- Các stress bất lợi về tâm lý hoặc thời tiết khí hậu quá nóng bức ngột ngạt do vận chuyển đường dài, chuyển vùng hoặc nhập khẩu.
- Giảm sức đề kháng, chó mắc các bệnh truyền nhiễm do virus : Parvo, Carre, Viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm, các bệnh do vi trùng : Sảy thai truyền nhiễm Brucellosis, Lepto…
- Theo thói quen và các dị tật của bộ máy sinh dục cái.

Đẻ khó :

Là hiện tượng khó hoặc không thể ra thai khỏi cơ thể chó. Có thể do nhiều nguyên nhân :

- Do giống chó : Không chỉ có Chihuahua mà phần lớn các giống chó nhỏ thuộc loại “toydogs” như phốc sóc, Yorkshire Terrier…những giống này có kết cấu xương chậu hẹp, nếu thai to thường khó đẻ, hay phải mổ vì thai không thể lọt qua cửa khung xương chậu ra ngoài được. Thậm chí giống to hơn như English Bulldog…cũng phải mổ đẻ tỷ lệ đến trên 70% vì cấu tạo hộp sọ rất lớn so với thân.

- Do cho chó sinh nở quá sớm, quá muộn. Chó trên 4 tuổi mới cho đẻ lần đầu, hoặc chó đã già còn cho đẻ, khung xương chậu không còn tổ chức sụn đàn hồi, dãn nở nữa nên khó đẻ.

- Do bệnh tật: Bị ốm khi mang thai. Bị viêm tử cung , hoặc lộn tử cung khi phối giống. Bệnh Gien : Lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị.

- Do Tâm lý chó mẹ lúc đẻ : Tâm thần hoảng loạn, sợ hãi gây xuất huyết chảy máu đường sinh dục, vỡ ối trước, thai chết ngạt không ra được gây “tắc nghẽn” cho các thai sau. Chủ quá âu yếm, thương xót, vuốt ve nhiều làm “giảm đau đẻ tâm lý” cũng gây đẻ khó hoặc đẻ lâu.

- Do chăm sóc không hợp lý : Cho mẹ ăn quá thừa chất khi mang thai lại ít vận động, thai to, mẹ ỳ ạch, trì trệ sẽ rất khó đẻ. Khi mang thai tiêm nhiều loại thuốc bổ trợ không cần thiết cũng là một loại stress không tốt cho thai. Ít vận động,thiếu ánh sáng khi mẹ mang thai. Do chuyển đổi chủ mới, chỗ ở mới trước khi cho sinh đẻ.

Chủ chó cần tự tìm hiểu, phán đoán khả năng sinh đẻ con để có tư vấn chuẩn xác của BSTY kẻo không kịp mổ gây chết mẹ, con.

Nguồn: Vietpet

Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn!

Comments

comments