Một trong những sai lầm cơ bản mà hầu hết mọi người đều mắc phải, đó là nghĩ rằng cứ 1 năm tuổi chó thì sẽ bằng 7 (hoặc 10) năm tuổi của người. Trên thực tế, sự phát triển và quá trình lão hóa của từng giống chó và từng lứa tuổi lại không diễn ra một cách tuyến tính như vậy. Sự phát triển và lão hóa này sẽ diễn ra rất nhanh trong 2 năm đầu tiên, tỷ lệ này so với con người là 5:1 với giống chó nhỏ (dưới 9kg), 6:1 với giống chó vừa (từ 10 -> 20 kg) và 7:1 với giống chó lớn (trên 20kg).
Nếu bạn không biết chính xác ngày sinh và tuổi của một con chó bất kỳ, thì cũng có thể xác định được tuổi của chúng một cách tương đối, dựa vào các dấu hiệu sau đây:
- Răng: Chó hoàn tất quá trình thay răng vào khoảng 7 – 8 tháng tuổi. Nếu một con chó có hàm răng khá đầy đủ, nhỏ, nhọn, màu trắng trong thì có thể chúng chưa thay răng (nhỏ hơn 4 tháng tuổi), nếu răng trắng trong, nhưng to và hơi bầu, thì chó chỉ khoảng 1 – 2 năm tuổi. Tuổi chó càng cao thì răng sẽ có màu vàng hoặc xỉn, răng bị rụng… Yếu tố này chỉ là tương đối, vì hình dáng, màu sắc của răng còn ít nhiều phụ thuộc vào loại thức ăn, tình trạng vệ sinh răng miệng của chó.
- Da và cơ: Những con chó nhỏ tuổi sẽ có cơ bắp săn chắc, da căng và mềm mại. Chúng cũng ưa hoạt động hơn những con chó lớn tuổi. Sự so sánh này không kể đến những yếu tố bệnh lý (mất nước, viêm da,…)
- Lông: Những chó con sẽ có bộ lông mượt mà, sợi lông mảnh, còn những chó lớn tuổi hơn thường có bộ lông cứng và ráp tay hơn khi ta sờ vào.
- Mắt: Chó con thường có cặp mắt sáng, trong và lanh lợi, chó lớn tuổi hơn thì có cặp mắt đục hơn.
- Tính tình: Đa số chó con hay hiếu động, cắn phá đồ đạc trong khi những chó lớn có tính tình đằm hơn.
Dưới đây là hình minh họa về cách xác định độ tuổi của các giống chó khi so sánh tương ứng với tuổi của người.
Tin liên quan :
Vì sao chó sủa
Sảy thai - đẻ non ở chó
Tại sao một số con chó không bao giờ lớn?
Để tiết kiệm chi phí khi nuôi thú cưng
Đọc tâm lý loài chó qua sự thật hay ho
Comments
comments