Bệnh Giun Tim Trên Chó Lây Nhiễm Qua Người

Bắt Đầu Từ Bệnh Giun Tim Chó

Giun tim chó D. immitis là một bệnh ký sinh khá phổ biến khắp thế giới. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó, bất kỳ con đực hay cái, bất kỳ tuổi tác hay nơi chốn ở.

Bệnh cũng còn có thể thấy ở mèo nhà và ở một số thú rừng như chó sói, coyote, chồn và ferret, sư tử biển…

Người cũng có thể bị nhiễm loại giun ký sinh nầy, tuy nhiên rất là hi hữu hiếm thấy xảy ra.

Chó là ký chủ thật sự (definitive host) của giun tim Dirofilaria immitis.

Giun trưởng thành dài từ 6 cm đến 30 cm, con đực nhỏ hơn con cái. Thông thường có từ vài chục đến một hai trăm giun sống trong tâm thất phải (right ventricle) và trong động mạch phổi (pulmonary artery) của loài chó. Giun đực và cái giao hợp nhau đẻ ra vô số ấu trùng microfilariae giai đoạn 1 hay L1 vào trong máu.

Muỗi là ký chủ trung gian (intermediate host) của giun D. immitis. Khi muỗi hút máu chó bệnh thì hút luôn cả ấu trùng L1. Trong bụng muỗi, L1 sẽ chuyển biến qua nhiều giai đoạn trong vòng 2 tuần lễ để trở thành ấu trùng L3. Sau đó, L3 di chuyển lên tuyến nước bọt của con muỗi. Chỉ có ấu trùng L3 mới có khả năng lây nhiễm (infective stage) cho thú vật và cho người. Khi muỗi hút máu một con chó, nó sẽ bôm luôn ấu trùng L3 vào con vật. L3 theo máu chạy khắp cơ thể và thường vào các sớ cơ và phát triển thành ấu trùng L4 rồi L5… L5 được xem như thật sự là một con giun con. Cuối cùng L5 chạy về tim để tiếp tục trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng L3 xâm nhập vào cơ thể chó đến lúc chúng trở thành giun trưởng thành để có thể đẻ được thì cũng phải mất từ 7 hay 8 tháng.

Vòng đời của giun tim trên chó

Tùy theo giai đoạn phát triển và mức độ nhiễm của giun mà con chó sẽ biểu lộ ra những triệu chứng lâm sàng khác nhau, như thở khó, ho kinh niên, dễ mệt, bồn chồn (restlessness), mất cân, da và lông khô không được mướt, v.v… Giun có thể làm tắc nghẽn tim khiến tim phải tăng sức co thắt và bị triển dưỡng, yếu đi dẫn đến tình trạng suy tim (congestive heart failure) và bị báng (ascitis). Chó có thể chết.

 

 

 

giuntim1

 

Chẩn đoán bệnh giun tim chó có thể được thực hiện bằng nhiều cách:

  1. Sử dụng kính hiển vi để tìm sự hiện diện của ấu trùng microfilariae trong máu chó. Cách nầy có thể không hữu hiệu nếu thử quá sớm, vì số lượng ấu trùng còn quá ít, hoặc không có ấu trùng trong máu như trong trường hợp mà khoa học gọi là occult heartworm (có thể vì lý do chỉ có duy nhất một giống giun hoặc chỉ toàn là con cái hay chỉ toàn là con đực gọi là Single sex infection). Cũng có thể vì lý do giun đi lạc đường aberrant migration nên không gặp nhau để giao hợp được).
  2. Tìm kháng thể (antibody) chống lại các giai đoạn của ấu trùng. Phương pháp nầy cũng không mấy hữu hiệu cho lắm vì lý do kháng thể có thể vẫn còn tồn tại trong máu một thời gian sau khi ấu trùng đã chết mất từ một vài năm về trước rồi.
  3. Tìm kháng nguyên (antigen) của giun cái đang đẻ. Kết quả rất thay đổi không đồng nhất.
  4. Chụp X-ray phổi và tim, để hy vọng tìm những sự biến đổi có thể nhìn thấy được chẳng hạn như tâm thất phải bị triển dưỡng và động mạch phổi phình to ra.
  5. Dùng siêu âm (ultrasounds) để nhận diện sự hiện diện của giun trong tim.
  6. Bệnh giun chỉ ở chó có thể phòng ngừa và chữa trị hữu hiệu bằng nhiều loại thuốc chích, uống, nhai hoặc thoa ngoài da mỗi tháng để diệt ấu trùng (larvae) hoặc để diệt giun trưởng thành (adult). Đó là các loại thuốc như Thiacetarsamide, Ivermectin, Diethylcarbamazine DEC, Benzimidazole, Melarsomine dihydrochloride, Macrocyclic lactone ML, Milbemycin oxime, Selamectin, Moxidectin, Heartgard…

Coi chừng phản ứng thuốc vì có vài loại có chứa arsenic rất độc. Đôi khi việc chữa trị làm chết con chó vì lý do một số lượng quá nhiều giun bị giết cũng một lúc và xác của chúng làm tắc nghẽn mạch máu qua hiện tượng thromboembolism. Thường một sồ thuốc ngừa giun tim cũng đồng thời ngừa luôn giun móc (hookworms) và một số ký sinh trùng đường ruột khác nữa.

Đến Bệnh Giun Chỉ Ở Người

Điều nên nhớ là bệnh giun chỉ Dilofilariosis bắt buộc phải qua trung gian của con muỗi (Aedes, Culex, Anopheles) mới có thể phát triển và truyền lây được. Muỗi vừa là ký chủ trung gian vừa là vector của giun chỉ.

Người được xem là ký chủ rủi ro (accidental host) khác với chó là ký chủ tự nhiên (natural host) của giun Dirofilaria. Khi muỗi cắn, ấu trùng L3 được muỗi bôm vào máu nhưng hầu như tất cả đều bị hệ miễn dịch tiêu diệt hết, ngoại trừ một số ít còn sót lại và tiếp tục phát triển trong cơ thể.

Tuy nhiên, vì người là ký chủ rủi ro cho nên sự tăng trưởng của giun không bao giờ được trọn vẹn, nghĩa là không thể đạt tới giai đoạn giun trưởng thành sinh dục(sexually mature) vì vậy chúng không thể đẻ được.

Bởi lý do nầy cho nên không thấy có ấu trùng microfilariae trong máu của người, và cũng không có vấn đề lây nhiễm giun chỉ từ người nầy sang cho người khác được.

Hai loại giun sau đây thường thấy hay lây sang cho người:

  1. Dirofilaria immitis là giun tim chó. Ở người, thay vì chạy vào tim chúng lại chạy vào các nhánh của động mạch phổi, gây tắc nghẽn lưu thông máu và qua hiện tượng infarction (mô nhồi máu) gây tổn thương một vùng phổi. Một nốt hay nodule lối 2cm được thành lập ngay nơi đó. Nếu nhìn qua hình quang tuyến Xray, sẽ thấy vết nám tròn cỡ đồng xu trên phổi ngay chỗ nodule. Trường hợp nầy rất dễ nhầm lẫn với bệnh tích lesion của cancer phổi.
  2. Dirofilaria (Notchtiella) repens, thường định vị trong những nốt dưới da chó và mèo. Ở người, giun có thể định vị trong một thời gian một vài năm trong các nốt dưới da (subcutaneous nodule), vùng vú, trong bìu scrotum dịch hoàn và dưới lớp kết mạc của mắt (subconjunctival space). Khi giun chết, các nốt trở thành calci hóa.

Theo tài liệu cho biết, từ trước tới giờ cả thế giới đã có khoảng 782 ca nhiễm giun chỉ D. repenstừ súc vật sang cho người.

Đôi khi giun vẫn còn sống ngọ ngoẹ lúc được phát hiện ra. Điển hình là vào tháng giêng 2008Đại học Y Hà nội có báo cáo lần đầu tiên Việt Nam đã tìm thấy được giun D. repens còn sống trong lớp kết mạc nơi mắt một bệnh nhân. Giun nằm cuộn tròn trong một cái kén trong lớp kết mạc của mắt. Sau khi mổ, giun đo được 12 cm.

Kết Luận

Các khảo cứu về dịch tể học đã cho chúng ta biết là số người bị nhiễm giun chỉ Dirofilaria từ thú không ngừng gia tăng thêm mãi… Các nơi được thấy báo cáo là các xứ thuộc khối Liên bang Sô viết cũ, Tiệp Khắc, Đài Loan, Ấn độ, SriLanka, Iran, Do Thái, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý Đại Lợi, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Hung Gia Lợi, Slovakia, Tunisie, Brazil, Úc Châu, Philippines, Thái Lan, Việt Nam,v.v…

Ngày nay, giới y khoa đã ý thức và cảnh giác hơn khi xưa về những bệnh từ thú lây sang cho người. Các tiến bộ khoa học cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chẩn đoán được nhanh hơn và chính xác hơn. Ngoài ra, hiện tượng hâm nóng toàn cầu (global warming) có thể được xem như yếu tố mấu chốt làm thay đổi môi sinh và sinh thái cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển dễ dàng và có thể hút máu một số lượng lớn thú và người kể cả tại những vùng mà từ xưa nay được xem như có ít muỗi.

Quả thật, Dirofilariosis là một bệnh từ thú sang người hay là một zoonosis đang lên!

Phòng ngừa bệnh giun chỉ ở chó mèo là việc cần phải quan tâm đến, tuy nhiên vấn đề nầy không đơn giản và dễ thực hiện. Trong thực tế còn rất nhiều người chưa ý thức đúng mức tầm quan trọng của bệnh giun tim chó. Số lượng chó hoang quá lớn đang tự do lưu hành tại nông thôn và thành thị ở các quốc gia đang phát triển cùng với như một số thú rừng là những vật chủ hay reservoir trường kỳ của giun chỉ Dirofilaria. Ngoài ra còn vấn đề muỗi nữa, không thể nào có biện pháp kiểm soát hữu hiệu 100% được hết.

Triệu chứng – Bệnh tích

  • Khi nhiễm nặng chó khó thở, kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm bàng quang, nước tiểu có máu, ho khạc khi vận động.
  • Tâm nhĩ phải nở to, viêm cơ tim, gây tắc mạch và nứt mạch máu. Thành của tâm thất phải bị rách. Da viêm, những chỗ có ấu trùng bị xơ hóa.

giuntim2 giuntim

Chẩn đoán

  • Dùng test nhanh.
  • Dùng phương pháp soi tươi.
  • Dùng X quang chụp vùng tim.

Điều trị
Trị giun trưởng thành

  • Dùng aspirin 500 mg/viên liều 20 mg/kg P 10 (Làm giãn mạch máu nhằm tránh tắc mạch), ngày trước khi dùng levamisol và liên tục 10 ngày sau khi dứt liệu trình điều trị sẽ giúp hỗ trợ chống tắc mạch.
  • Sử dụng levamisol HCl đường uống liều 25 – 30 mg/kg P/ngày (liệu trình 15 – 20 ngy).
  • Hoặc Immidicide (melarsomine), bệnh nhẹ sử dụng liều 2,5 mg/kg P (tiêm bắp), chia 2 lần cách nhau 24 giờ, sau đó 4 tháng lập lại. Bệnh nặng dng 2,5 mg/kg P (tim bắp), 1 thng sau lặp lại.
  • Ngoài ra người ta có thể dùng phương pháp giải phẫu để gắp giun tim, tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp.

Trị ấu trùng cảm nhiễm (do muỗi truyền sang)
Dùng ivermectin 0,5 mg/kg P tiêm dưới da, hoặc levamisol 10 mg/kg P ngy 1 lần, uống lin tục trong 6 – 10 ngày.

Phòng bệnh
Diệt muỗi v vật trung gian ht mu.
Diệt ấu trng cảm nhiễm.
Heartgard (ivermectin, pyrantel) 1 thng uống 1 lần.
Ivermectin: 1,6 mg/kg P (chích mỗi thng1 lần).

Comments

comments