Phòng Và Trị Bệnh Viêm Màng Phổi Ở Bò

0

I. Triệu chứng:

Bò là loài nhiễm tự nhiên với bệnh viêm màng phổi truyền nhiễm (CBPP). Trong ổ dịch có 33% gia súc có triệu chứng, 46% nhiễm nhưng không có triệu chứng, 21% đề kháng. Bò nhạy cảm thường phát thành triệu chứng sau 3 – 6 tuần phơi nhiễm, nhưng với bò nhạy cảm cao triệu chứng phát triển trong vòng 10 – 14 ngày. Có 3 thể bệnh. Thể cấp tính: Là thể phổ biến nhất và thường đưa đến tử vong, gia súc còn sống sót cũng gầy sút. Thân nhiệt gia súc nhiễm trùng đột ngột tăng cao, bỏ ăn, lượng sữa giảm ở bò cho sữa. Bò thở nhanh và sâu, sau đó bò ho thường xuyên, cuối cùng là ho khô, có dịch mủ. Quá trình diễn tiến bệnh là bò tỏ vẻ đau đớn khi hít vào và thở ra. Tư thế điển hình của bệnh thể hiện qua: Đầu cúi thấp hơn, lưng cong hình vòm, các điểm khớp khuỷu dạng xa để giãn rộng lồng ngực, mồm há to để dễ thở.

phong-va-tri-benh-viem-mang-phoi-o-bo1

II. Chẩn đoán, phân biệt:
Các bệnh viêm phổi do vi khuẩn khác, thí dụ tụ huyết trùng: Viêm phổi do thuốc xông; nhiễm sán lá mãn; chấn thương ngoại tâm mạc; viêm phổi kẽ không điển hình.

III. Bệnh tích:
Viêm dính phổi màng phổi, có sợi tơ huyết (fibrin): Lượng lớn dịch tiết màu vàng hay đục trong xoang ngực đông (có khi đến 30 lít) hình thành các khối tơ huyết to. Màng phổi dầy và viêm sưng với các sợi tơ. Phù nề ứ dịch giữa các tiểu thùy, hiện tượng hoa vân xuất hiện do sự gan hóa, mảnh mục rữa với các mô hoại tử màu nâu xung quanh các ổ xơ.

IV. Phòng bệnh:
1. Tránh các yếu tố stress cho gia súc: Quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt (khi thời tiết quá khô nóng thì che chắn cho bò hoặc tìm chỗ trú có bóng mát), không thay đổi khẩu phần quá đột ngột, bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần nhất là bò lấy sữa. Bổ sung Premix vitamin, khoáng để tăng cường sức khoẻ cho bò, tránh thiếu chất, có thể sử dụng bánh đá liếm, bột Premix qua ủ chua, kiềm hóa thức ăn thô xanh, thô khô.

2. Chú ý chăn nuôi an toàn sinh học: Cách ly gia súc với nguồn lây truyền bệnh, tránh khách thăm viếng, tham quan, tránh mượn dụng cụ, xe cộ ở các trại chăn nuôi khác. Thực hiện tiêu độc sát trùng chuồng trại triệt để: Bố trí hố tiêu độc ở mỗi cửa chuồng trại (bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng). Định kỳ tiêu độc: Khi có nguy cơ dịch tiêu độc mỗi ngày 1 lần (liên tục 3 – 7 ngày), bình thường định kỳ tiêu độc mỗi tuần hoặc 2 – 3 – 4 tuần /lần.
3. Thuốc sử dụng: Vime- Protex pha 100ml/ 20 lít nước (phun khi chuồng không có gia súc hoặc lối đi, xung quanh trại). Vime-lodine pha 75ml/ 20 lít nước phun trong chuồng cả khi có gia súc. Vimekon pha 100 ml /20 lít nước phun trong chuồng cả khi có gia súc.

4. Tiêm phòng: Bố trí tiêm phòng các loại bệnh đã có vacxin: Tụ huyết trùng trâu bò (do Cty Thuốc thú y TW 2 sản xuất): Tiêm lần đầu cho bò trên 4 tháng tuổi, nên lập lại liều thứ 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, tái chủng mỗi 6 tháng /lần. Vacxin CBPP: chỉ có ở những nước có dịch địa phương CBPP. Chú ý kiểm tra ký sinh trùng (nội, ngoại ký sinh) bằng cách bố trí tẩy giun sán định kỳ chặt chẽ.

V. Điều trị:
Mycoplasma mycoides mycoides (SC-type) nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh: Streptomycine, Oxytetracycline, Chloramphenicol. Tuy nhiên liệu pháp kháng sinh chỉ làm cắt ngang đến làm chậm quá trình bệnh hoặc có thể ngay cả trong các trường hợp hình thành mảnh xương mục (trong những trường hợp gia súc bị bệnh mãn tính hoặc là vật mang trùng vi sinh vật).
Không sử dụng kháng sinh nhóm Beta – lactam:
– Kháng sinh: Vime-Sone: 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày; hoặc Vimefloro FDP: 1ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc Vimespiro FSP: 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.
– Trị triệu chứng, kháng viêm: Vime- Liptyl: 1 ml/10 – 12 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.
Ketovet: 1 ml/16 – 25 kg thể trọng ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày (hạn chế với bò có thai)
– Thuốc trợ sức: Vime – Canlamin: 1 ml/ 10 kg thể trọng hoặc Vimekat: 1ml/10 kg thể trọng (5 ngày 1 lần).

Naipet.com

 

Facebook Comments
Share.

Chat
1