Kinh Nghiệm Nuôi Sugar Glider (Sóc bay Úc)

0

Tên khoa học: Petaurus breviceps

Sóc bay Úc thuộc bộ thú có túi, ăn tạp. Cái tên Sugar Glider dựa trên khẩu phần thức ăn giàu tinh bột (Sugar) và khả năng di chuyển bằng cách liệng trong không trung (Glide) của chúng, giống như các loài sóc bay. Tuy Sugar Glider có ngoại hình và tập quán rất giống với Sóc bay, nhưng chúng lại không phải là họ hàng. Sugar Glider ở Việt Nam vẫn được gọi là Sóc bay Úc, tuy nhiên, các bạn cần tránh nhầm lẫn với các loại Sóc bay thông thường khác.kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider

Đặc điểm ngoại hình

Chúng có ngoại hình khá giống Sóc bay, với cái đuôi rất dài bằng cả thân người. Sugar Glider có bộ lông dày, cực mềm mại, thường có màu xám tro hoặc vàng nâu. Trên thân có 1 đường sọc màu đen chạy dài từ mũi đến giữa lưng.

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-1

Sugar Glider trưởng thành có chiều dài từ mũi đến hết đuôi khoảng 12-13 inch (24-30 cm). Cân nặng khoảng 100-160g.

Con đực to hơn con cái và có vùng hói tròn trên trán ở phần sọc đen và ngực. Khi trưởng thành có thể nhìn thấy tinh hoàn. Con cái có túi ở vùng bụng dưới để chứa con non sau khi sinh.


kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-2

 Con đực

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-3

Con cái đang nuôi con

Thời gian sống: Sóc bay Úc có thể sống từ 10-15 năm (gần bằng cún)

 kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-4

Xuất xứ: Quê hương của Sóc bay Úc ở phía Bắc và phía Đông Australia, Tasmania, Papua New Guinea và một số nơi ở Indonesia.

Tập quán: Sugar Glider là động vật sống về đêm, vì vậy ban ngày chúng thường ngủ trong tổ và thức về đêm.
kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-5

Chế độ ăn

Thực đơn cho Sugar Glider là các loại hoa quả tươi và 1/4 khẩu phẩn thức ăn protein. Chúng thích những quả có vị ngọt, tuy nhiên không nên cho chúng ăn những thực phẩm như đường, kẹo và đặc biệt không được cho chúng ăn chocolate vì có thể gây nhiễm độc.

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-6

Dưới đây là 1 số thực phẩm có thể cho ăn hàng ngày:

Hoa quả tươi:

Táo, chuối, cà rốt, bắp, nho, xoài, đào, lê, khoai tây, vv.

Thức ăn protein:

Những miếng thịt nấu chin cắt nhỏ, trứng luộc, phô mai, sữa chua là những nguồn thực phẩm bổ sung protein và canxi rất cần thiết.

Sugar Glider rất thích côn trùng sống như sâu, giun, bọ hung, dế. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận với những công trùng bắt được ở bên ngoài đề phòng thú cưng bị ngộ độc.

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-7

Các nguyên tố vi lượng bổ sung:

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển cho xương của Sugar Glider. Thiếu canxi có thể dẫn đến khiếm khuyết cho chân và hệ xương của chúng.

Nước:

Sugar Glider uống rất ít nước vì phần lớn lượng nước cần thiết đã có thức ăn (hoa quả tươi), tuy nhiên vẫn cần cung cấp nước sạch hàng ngày.

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-8

Lồng nuôi

Sugar Glider có tập quán sống bầy đàn, nên nuôi ít nhất là 1 cặp Sugar Glider cùng 1 lồng. Kích cỡ lồng khoảng 30x18x30cm. Nên chọn loại lồng cao và đủ to để chúng có thể thoải mái nhảy và di chuyển. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn mua các loại đồ chơi cho thú cưng như bánh xe để chúng có thể tập chạy hàng ngày.

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-9

Sinh sản

Tuổi trưởng thành của Sugar Glider đực khoảng 4-12 tháng tuổi, cái khoảng 8-12 tháng tuổi. Trong tự nhiên, chúng thường sinh sản 1-2 lứa mỗi năm, mỗi lứa thường sinh 2 con; tuy nhiên trong điều kiện được nuôi với chế độ ăn thích hợp, chúng có thể sinh sản nhiều lần trong năm.

kinh-nghiem-nuoi-soc-bay-uc-Sugar Glider-10

Thời gian mang thai ngắn, khoảng 15-17 ngày. Sau khi ra đời, con non (chỉ nặng khoảng 0.2g) leo vào trong chiếc túi của mẹ nằm ở bụng dưới để bú sữa mẹ trong vòng 60-70 ngày.  Sau thời gian này, chúng mới hoàn toàn cai sữa.

Bản dịch: Nai Pet

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1