Trong thời gian gần đây, phong trào nuôi thú cưng phát triển một cách rầm rộ, đặc biệt động vật có nguồn gốc từ hoang dã. Điều này dấy lên những lo ngại xung quanh vấn đề này. Sau đây chúng tôi giới thiệu bạn đọc bài viết về: “Các bệnh mà thú hoang có thể truyền cho con người”.
Khi nuôi động vật hoang dã làm thú cưng, chủ nuôi phải có giấy phép và phải được kiểm dịch. Nếu chúng không có giấy phép và không được kiểm dịch đầy đủ, điều này có thể tiềm ẩn những nguy cơ chết người cho chủ nuôi và cho cả cộng đồng. Các loài động vật hoang dã chứa trong mình đủ thứ “bệnh tật”, từ dịch Ebola đến ung thư và thậm chí cả dịch hạch, nguy cơ lây nhiễm sang người rất cao.
Các mầm bệnh trên người có nguồn gốc từ động vật.
Dịch Ebola
Năm 2014, 10.000 người trên toàn cầu đã thiệt mạng vì dịch Ebola. Nhưng Ebola cũng thổi bay một lượng lớn dân số các loài khỉ lớn. Vào đầu thập niên 1990, dịch Ebola đã tiêu diệt một số quần thể khỉ tinh tinh sinh sống ở Vườn quốc gia Taï (Côte d’Ivoire). Một thập niên sau đó, những đợt dịch bùng phát tương tự cũng đã bùng nổ ở Cộng hòa dân chủ Công-gô đã làm thiệt hại nặng dân số loài khỉ đột.
Dịch Ebola đã đoạt mạng của khoảng 5.000 con khỉ đột đặc biệt nguy cấp trong khoảng thời điểm năm 2002 và 2003 tại Khu trú ẩn Lossi (Tây Bắc Công-gô) và càn quét hàng trăm con khỉ đột tại Vườn quốc gia Odzala-Kokoua (Lòng chảo Công-gô) giai đoạn 2003-2004.
Bệnh nấm Chytridiomycosic
Loại nấm mốc tên là “Chytrid” đã đoạt mạng nhiều dân số ếch và kỳ nhông. Trong vòng 30 năm qua, hơn 200 loài động vật lưỡng cư đã đối mặt với suy giảm thê thảm và trong một số trường hợp còn dẫn chúng tới sự diệt vong. Lấy ví dụ, một cơn sóng nhiễm nấm Chytrid ở El Cope (Panama) vào đầu thập niên 2000 đã khiến 30 loài lưỡng cư bị diệt vong. Loài nấm độc hại đó có tên là Batrachochytrium dendrobatidis được tìm thấy trên mỗi châu lục ngoại trừ Nam Cực. Nó lây nhiễm và tàn phá lớp da ngoài cùng của loài ếch và kỳ nhông, khi mà 2 loài động vật này chuyên hấp thụ chất dinh dưỡng và lấy nước thông qua da ngoài.
Bệnh viêm não Tây sông Nile
Năm 1999, New York trở thành trung tâm của một đợt dịch phát bệnh mới: bệnh viêm não. Cùng lúc đó, quạ và các loài chim khác tại Sở thú Bronz cũng tự nhiên chết. Trong tất cả các trường hợp, thủ phạm là virut Tây sông Nile, khi đó được tìm thấy ở châu Phi và châu Á. Lây lan từ loài muỗi, những virut đã làm lây nhiễm và “thanh trừng” hàng triệu con chim trên đất Mỹ, Mexico và Canada. Virut này được phát hiện từ 48 loài muỗi và 250 loài chim, đôi khi có thể lây lan sang người và cả ngựa.
Tổn thương do mắc bệnh than.
Khuẩn bệnh than
Bệnh than được sử dụng như là một vũ khí của khủng bố sinh học. Nhưng căn bệnh này cũng ảnh hưởng tới động vật ăn cỏ và bùng nổ ở các loài thú có vú khác bao gồm các loài ăn thịt, khỉ lớn và con người. Đợt dịch bùng phát năm 2004 tại Khu bảo tồn thế giới hoang dã Malilangwe (Zimbabwe) đã khiến 90% dân số loài động vật ăn cỏ chết. Năm 2010 đã giết hại hơn 80 con hà mã ở Uganda. Các bào tử của vi khuẩn bệnh than, Bacillus anthracis, có thể sống nhiều năm trong đất và ảnh hưởng tới gia súc và cuối cùng là con người.
Bệnh dại
Virut dại ở chó nhà đã tận diệt nhiều loài ăn thịt hoang dã trên khắp thế giới. Loại virut này có mối quan hệ thân cận với virut bệnh sởi ở người, nó tấn công vào hệ hô hấp, thần kinh và hệ tiêu hóa. Năm 1985, bệnh dại đã làm giảm một nửa dân số loài chồn chân đen ở Wyoming (Mỹ). Đầu thập niên 1990, bệnh dại đã tiêu diệt nhiều chó rừng và tống tiễn 1.000 con sư tử ở Vườn quốc gia Serengeti ở châu Phi. Bệnh dại cũng là nỗi khiếp sợ của con người.
Bệnh nhân lên cơn dại.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Loài gấu túi Australia là nạn nhân của dịch bệnh lây truyền qua đường tình dục: bệnh Chlamydia. Bệnh có thể khiến người và động vật bị vô sinh, hoặc hình thành các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và hô hấp, đôi khi có thể giết hại động vật. Bệnh Chlamydia đã giảm đáng kể dân số loài gấu túi tại một số khu vực của Australia.
Tình hình tồi tệ hơn với căn bệnh thứ hai – một dạng Retrovirus gấu túi tương tự như HIV – nó tàn phá hệ miễn dịch, khiến cho con vật dễ mắc bệnh tình dục. Hai loại bệnh này cùng với sự phá hủy môi trường sống của chúng cũng như sự đe dọa của các loài động vật khác đang trực tiếp đẩy loài gấu túi đến bờ vực diệt vong.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là căn nguyên gây chứng ngứa ngáy thống khổ dẫn đến các chứng nhiễm trùng và đôi khi có thể tử vong. Bệnh gây ra bởi một loài ve sống ký sinh gọi là Sarcoptes scabiei. Bệnh ảnh hưởng đến hơn 100 loài từ chuột lớn ở Australia đến cáo lửa và linh miêu ở châu Âu, chó sói ở Bắc Mỹ. Bệnh ghẻ cũng là bệnh da liễu hay gặp ở người.
Chuột và bọ chét sống ký sinh trên nó là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch.
Dịch hạch
Loại virut đã gây nên bệnh dịch hạch ở người cũng làm cạn kiệt thế giới động vật. Tất cả bắt nguồn cùng một vi sinh vật có tên gọi là Yersinia pestis. Trận đại dịch Sylvatic bùng phát lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào khoảng năm 1900. Ở một số vùng, dịch bệnh đã tàn phá toàn bộ các lãnh địa của chó đồng cỏ. Dịch Sylvatic gần như đoạt mạng loài chồn.
Theo NEWS
Naipet.com