Bệnh xuất huyết do vi rút trên thỏ gây ra do vi rút Calicivirus, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho thỏ nuôi và thỏ hoang dại. Thỏ ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên những biểu hiện lâm sang chỉ quan sát được ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lện.
Bệnh xuất huyết do vi rút trên thỏ gây ra do vi rút Calicivirus, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho thỏ nuôi và thỏ hoang dại. Thỏ ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên những biểu hiện lâm sang chỉ quan sát được ở thỏ từ 2 tháng tuổi trở lện. Tỷ lệ chết trong đàn thỏ nuôi bị nhiễm bệnh có thể biến động từ 40 – 100%.
Ở nước ta bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1997, sau đó năm 2003 bệnh lây lan trên một diện rộng, gây chết hàng chục nghìn thỏ nuôi ở các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đường xâm nhập và phương thức truyền lây Bệnh có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác nhau, trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh hoặc gián tiếp thông qua xác thú đông lạnh hoặc các sản phẩm từ da và lông thỏ, qua trang thiết bị, thức ăn bị nhiễm, phân, thú ăn xác chết, công nhân chăn nuôi, thợ săn.
Vi rút hiện diện trong dịch bài tiết, máu và nội tạng, trong giai đoạn muộn, vi rút có thể tìm thấy ở da và niêm mạc. Khả năng lây bệnh qua không khí và côn trùng trung gian chưa được chứng minh.
1. Triệu chứng Bệnh
Có thể biểu hiện dưới 3 thể lâm sàng:
Thể quá cấp tính: Thỏ chết đột ngột sau khi bị nhiễm 10-12 giờ mà không có triệu chứng lâm sàng nào, biểu hiện rõ nhất là thỏ giãy giụa mạnh trước khi chết. Thể này thường gặp vào giai đoạn đầu của ổ dịch.
Thỏ xuất huyết mũi, miệng.
Thể cấp tính: Biểu hiện sốt cao 410C. Thoạt đầu thỏ có biểu hiện lờ đờ, di chuyển chậm chạp, trước khi chết trở nên bị kích động, chạy khắp chuồng, co giật, run cơ, kêu ré lên. Một vài thỏ có biểu hiện nghẹt thở do xoang mũi có dịch lẫn máu và bọt. Thể này thường xảy ra ở giai đoạn giữa của vụ dịch.
Thể bán cấp tính: thường thấy ở thỏ con dưới 3 tháng tuổi có trọng lượng cơ thể từ 1,0-2 kg và thường xảy ra ở giai đoạn sau của vụ dịch. Biểu hiện lâm sàng gồm: lờ đờ, giảm ăn và biếng ăn trong 1-2 ngày, biểu hiện gầy mòn, xù lông và tử vong.
So sánh gan thỏ bình thường và gan thỏ bị RHD.
2. Bệnh tích:
Có thể được thấy ở nhiều cơ quan như:
- Niêm mạc khí quản xuất huyết nặng, có thể chứa bọt lẫn máu;
- Phổi sung huyết, xuất huyết điểm kèm theo phù;
- Tim sung huyết, có thể kèm theo xuất huyết điểm ở nội tâm mạc;
- Tuyến ức phù dịch keo; Lách sưng to, sung huyết màu tím xanh;
- Gan sưng to, dễ vỡ, bề mặt nhám, xuất huyết nặng;
- Túi mật sưng to và dày;
- Tử cung ở thỏ có chửa sung huyết màng nhầy kèm theo xuất huyết điểm, chết thai;
- Thận sưng to từng phần, màu tím nhạt, sung huyết, xuất huyết điểm đầu đinh ghim ở vỏ thận; Bàng quang ứ đọng nước tiểu.
Tim sung huyết.
3. Chẩn đoán bệnh
Có thể dựa vào triệu chứng và bệnh tích. Khi trong đàn có thỏ chết đột ngột và mổ khám phát hiện gan bị xuất huyết, hoại tử có thể ghi chết do bệnh xuất huyết thỏ.
Cần thiết có chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: Bệnh tụ huyết trùng cấp tính, bệnh Myxomatosis, bệnh đường ruột xuất huyết do độc tố của E. coli hoặc Clostridium perfringens type E gây ra.
Để xác định chính xác bệnh, mẫu bệnh phẩm từ thỏ chết được lấy để chẩn đoán phòng thí nghiệm. Vi rút RHD không phát triển được trong môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Để phát hiện kháng nguyên, một số các phương pháp sau có thể được dùng: phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA), phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch, phương pháp ELISA, kỹ thuật PCR (Morisse và ctv, 1991). Phương pháp HI hoặc ELISA dùng để phát hiện kháng thể trong huyết thanh của thỏ trong giai đoạn hồi phục, hoặc những thỏ được tiêm phòng vắc xin xuất huyết thỏ.
4. Miễn dịch
Miễn dịch dịch thể đóng vai trò quan trọng chống lại vi rút RHD. Sau khi tiêm vắc xin hoặc trong trường hợp nhiễm tự nhiên, lớp kháng thể IgG tăng rất nhanh và đáp ứng miễn dịch có thể được xác định bằng các phương pháp huyết thanh học như HI, ELISA. Kháng thể xuất hiện 5 ngày sau khi tiêm vắc xin, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch có thể từ 3-7 ngày sau khi tiêm vắc xin, và kéo dài hơn 6 tháng.
Ở những thỏ con từ mẹ được tiêm vắc xin hay nhiễm tự nhiên nhưng qua khỏi, kháng thể từ mẹ truyền qua con kéo dài hơn 6 tuần, nhưng cá biệt có thể đến 12 tuần.
5. Phòng bệnh:
Việc phòng bệnh xuất huyết thỏ trước tiên là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như:
Kiểm dịch, cách ly nghiêm ngặt, không nhập thịt thỏ, con giống, thức ăn ở những vùng đang có dịch bệnh; công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại định kỳ, dùng thuốc sát trùng Benkocid với liều 20-25ml thuốc pha trong 10 lít nước phun cho 4-5m2 nền chuồng.
Một loại vaccin xuất huyết thỏ của Việt Nam.
Tiêm phòng là phương pháp phòng bệnh quan trọng nhất đối với bệnh xuất huyết truyền nhiễm do vi rút ở thỏ. Hiện nay Công ty NAVETCO đã nghiên cứu sản xuất thành công vác xin xuất huyết thỏ và thực tế sử dụng cho thấy vác xin có hiệu quả cao trong bảo vệ đàn thỏ nuôi, với quy trình có thể áp dụng như sau:
- Đối với các trại chăn nuôi thỏ thịt: Tiêm 1 mũi vắc xin cho thỏ lúc thỏ khoảng 2 tháng tuổi
- Đối với các trại chăn nuôi thỏ giống: Tiêm vắc xin 2 lần (lần thứ 2 cách lần thứ nhất 15 ngày) cho thỏ lúc 2 tháng tuổi, tái chủng sau 6 tháng.
Naipet.com