Tiêu Chảy Ở Heo Con – Nguyên Nhân Thường Gặp Và Hướng Giải Pháp

0

Heo con tiêu chảy do nhiều nguyên nhân phối hợp và gây tổn thất lớn. Tỷ lệ heo con tiêu chảy ở các trại/hộ chăn nuôi khoảng 30 – 60% trong khi mục tiêu phấn đấu dưới 15%. Do đó, bện cạnh các biện pháp an toàn sinh học mà người chăn nuôi nên áp dụng, bài viết này trình bày những định hướng cần giải quyết liên quan đến các nguyên nhân thường gặp.

tieu-chay-o-heo-con-nguyen-nhan-thuong-gap-va-huong-giai-phap

Nguyên nhân
Diễn giải
Triệu chứng và bệnh tích
Tuổi mắc bệnh
Hướng giải pháp
I. Nguyên nhân gián tiếp ( yếu tố nguy cơ)
1. Heo con hiện diện gen tạo thể tiếp nhận yếu tố bám của vi khuẩn E. coli Heo con mang gen tạo thể tiếp nhận ở bề mặt màng nhày ruột nên vi khuẩn E. coligây bệnh trong lòng ruột có thể bám dính, tiết độc tố, xâm nhập qua màng nhày ruột và gây tiêu chảy. – Xem triệu chứng và bệnh tích do các nhóm E. coli gây bệnh.
– Thể tiếp nhậnE. coli ở ruột non do allen trội chi phối nên nhiều heo con có thể tiêu chảy với các dạng phân khác nhau (kể cả ói mửa) nếu môi trường nuôi không sạch và heo con không  đủ kháng thể.
Tùy theo tuổi heo mà có sự khác biệt về gen mã hoá thể tiếp nhận E. coli: gen hoạt động ở heo con ngay sau khi sinh (0-4 ngày tuổi), hoặc gen khác hoạt động ở heo sau cai sữa. – Chọn lọc kỹ heo bố mẹ và heo con  thông qua ghi chép và đánh giá số liệu về bệnh.
–  Không mua heo từ nhiều nguồn khi không biết rõ tình hình bệnh ở các nơi đó.
– Áp dụng biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng như trong phòng ngừa bệnh do E. coli.
2. Giống heo Heo thuần dễ mắc bệnh hơn heo lai nên dinh dưỡng cho giống thuần khác với giống lai. Tiêu chảy với các triệu chứng và bệnh tích tùy theo tác nhân gây bệnh, có thể trầm trọng khi heo mang gen nhạy với stress. Ở bất kỳ giai đoạn nuôi – Đàn heo thuần được nuôi riêng và chăm sóc tốt hơn đàn heo lai.
–  Pietrain, Landrace yêu cầu dinh dưỡng cao hơn Yorkshire.
3. Tuổi heo Bộ máy tiêu hoá heo con hoàn thiện sau 2 tháng tuổi nên heo non dễ bị tiêu chảy. – Ngay sau khi sanh, heo con tiêu chảy phân vàng nếu nhiễm trùng từ nước ối; cơ thể heo con mất nước nhanh trong trường hợp hẹo mẹ không đủ sữa, heo con không đủ ấm và không kịp thời điều trị.
– Tiêu chảy với các dạng phân và màu phân khác nhau khi những yếu tố nguy cơ làm heo con nhiễm vi sinh vật khác nhau.
Ở bất kỳ giai đoạn tuổi tùy theo yếu tố tạo tiền đề (không vệ sinh cơ thể  nái trước khi đẻ, nền chuồng đẻ còn đọng dịch hậu sản, lạnh, ẩm ướt, gió lùa), loài vi sinh vật truyền từ mẹ qua con hoặc nhiễm sẵn ở chuồng, và tùy thuộc sức đề kháng của heo con. – Nuôi dưỡng theo yêu cầu sinh lý tuổi (khi đẻ đến 3 ngày tuổi, sau 3 ngày – cai sữa, sau cai sữa – 2 tháng).
– Vệ sinh sạch khăn lau heo con mới đẻ và các dụng cụ.
– Sử dụng kim tiêm riêng cho mỗi bầy heo con.
– Chỉ ghép heo con khác bầy trong vòng 24 giờ sau sanh và đã được bú sữa đầu.
– Theo nguyên tắc chăm sóc từ ‘sạch’ đến ‘dơ’: bắt đầu  từ chuồng heo con rồi đến chuồng heo lớn.
4. Chuồng nuôi và cơ sở vật chất khác Quy cách thiết kế chuồng kể cả độ thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ chuồng, hố sát trùng trước trại/dãy chuồng, tường rào cách biệt khu chăn nuôi với các khu vực khác, khoảng sân riêng để xuất bán heo, khoảng cách giữa giếng nước và hố phân. Heo con bị tiêu chảy vì  các thiếu sót trong  xây dựng chuồng trại tạo stress (làm heo giảm đề kháng bệnh) và vi sinh vật hoặc nấm mốc xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn/nước uống (hoặc bộc phát các mầm bệnh có sẵn trong cơ thể), khi ấy các dạng tiêu chảy rất biến động. Ở bất kỳ tuổi – Tham khảo tư vấn chuyên môn về vị trí dãy chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng rẻ nhưng dễ sát trùng, kiểu chuồng, công trình phụ.
– Chống nóng bằng tấm mốp lót dưới mái chuồng,  hệ thống phun nước, quạt.
– Quản lý rèm che chuồng.
– Khử trùng nước sông/ nước ao hồ khi sử dụng.
II. Nguyên nhân trực tiếp
1. Thức ăn – Heo con thiếu sữa.
– Thức ăn có độ tiêu hoá kém, nhiều xơ, nhiều muối, không cân đối chất dinh dưỡng và thiếu vitamin B1, B2.
– Dị ứng bởi thức ăn (protein đậu nành, histamin trong bột cá)
– Độc tố nấm mốc qua sữa mẹ hoặc ăn thức ăn nhiễm nấm mốc.
– Thuốc trừ sâu dùng trong bảo quản thức ăn và nguyên liệu.
– Khi thiếu sữa, heo con đi phân lỏng, lừ đừ, biểu hiện rối loạn thần kinh vì hạ đường huyết.
– Phân sệt hoặc lỏng với màu bình thường nếu thức ăn kém tiêu hoá, nhiều xơ, nhiều muối.
– Khi nhiễm độc tố nấm mốc, heo tiêu chảy ra máu hoặc không, biếng ăn; biểu hiện thiếu máu, báng nước, hoàng đản. Gan màu đất sét hoặc tái màu và xuất huyết
– Nếu dị ứng thức ăn, heo đi phân màu xám sệt/lỏng và ăn liếm láp.
– Triệu chứng và bệnh tích do ngộ độc thuốc trừ sâu thay đổi tùy theo loại và lượng thuốc.
– Heo bị thiếu sữa mẹ thường xảy ra ở 1-3 ngày tuổi hoặc 2-3 tuần tuổi.
– Các nguyên nhân khác liên quan thức ăn xảy ra mọi lứa tuổi.
 – Mua thức ăn từ nguồn tin cậy và biết rõ chất lượng.
– Không dùng nhiều đậu nành cho heo theo mẹ và heo cai sữa.
– Quan sát cấu trúc và màu sắc thức ăn, xét nghiệm thức ăn nếu nghi có độc tố hoặc nhiều histamin. Ngưng dùng mẻ thức ăn đang có.
– Trữ nguyên liệu/thức ăn nơi khô ráo và mát.
2. Vi khuẩn
2.1 E. coli
Lan truyền chậm. Đàn con của nái tơ bị nặng hơn heo con của nái rạ. Cả bầy mắc bệnh nhưng bầy ở ô kế bên có thể không bệnh. Màu phân biến động từ trắng xám đến xám, vàng lỏng lẫn khí và hôi. Heo mất nước, đuôi hoại tử khi bị nặng. Thành dạ dày và ruột non dày do thủy thũng và tụ huyết Trầm trọng ở heo sơ sinh, bệnh xảy ra nhiều lúc 1-4 ngày tuổi, hoặc ở khoảng 3 tuần tuổi. Cải thiện điều kiện chuồng nuôi và cách quản lý đàn.
2.2 Clostridium perfringens Do týp C hoặc A, heo mẹ bình thường. Bệnh lây lan chậm nhưng có thể ở dạng siêu cấp tính, cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Phân lỏng và màu vàng lẫn máu (siêu cấp tính), lỏng nâu đỏ (cấp tính), lỏng vàng xám (bán cấp tính), nhày và vàng xám (mãn tính). Heo kiệt sức, bơi chèo, có thể ói. Đoạn cuối của ruột non xuất huyết. – Xảy ra khoảng 1-7 ngày tuổi. Trường hợp mãn tính gặp ở 10-14 ngày tuổi.
– 50% số heo trong ổ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao nếu cấp tính.
Tránh ghép bầy nhiều lần ở các lứa tuổi khác nhau vì bệnh thường xảy ra khi nhập/ghép heo con.
2.3 Clostridium difficile Heo mẹ bình thường, bệnh không theo mùa. Phân vàng sệt hoặc vàng lỏng. Chết đột ngột. Đôi lúc heo khó thở và phù thũng ở bìu dịch hoàn. 1-7 ngày tuổi Tiêm kháng sinh cho heo con sơ sinh.
2.4Brachyspira hyodysenteriae Bệnh hồng lỵ thường xảy ra  lúc chuyển  mùa từ  nắng sang mưa. Heo mẹ bình thường hoặc tiêu chảy. Xảy ra rải rác ở các bầy heo con, phân lỏng có máu và chất nhày, hoặc phân màu vàng xám. 7 ngày tuổi trở lên, đặc biệt lúc 2 tuần tuổi Giới hạn ghép bầy heo con.
2.5 Salmonella Salmonellathường xuyên hiện diện ở đường tiêu hoá của một số heo khi chăm sóc kém. Nhiễm trùng huyết nên sốt, tím tái chân và vùng bụng, phân vàng hoặc có máu và nhày sau khi sốt 3-4 ngày. 3 tuần tuổi Cải thiện điều kiện nuôi dưỡng và vệ sinh.
2.6 Vi khuẩn dấu son Xảy ra khi heo bị stress do lạnh hoặc do nhiễm ký sinh trùng. Phân lỏng. Toàn bộ ổ heo con bị bệnh hoặc chỉ rải rác trong một số bầy. Trên 1 tuần tuổi Chủng ngừa heo mẹ.
3.Virút
3.1 Virút dịch tiêu chảy, PED
Bệnh xảy ra trên nhiều lứa tuổi kể cả heo nái, bộc phát nhanh và lây mạnh. Hiện nay, nhiều trại ở nước ta mắc bệnh PED (không là bệnh TGE). Ói, phân lỏng hơi vàng hoặc trắng xanh, mất nước nhanh. Thành ruột non mỏng và nhạt màu, tổn thương cấu trúc hấp thu (nhung mao ruột). Heo con từ 1 ngày tuổi (cấp tính), có thể mắc bệnh trễ hơn (1 tuần tuổi) khi mãn tính. Gây nhiễm thích nghi cho heo nái (đặc biệt heo hậu bị) trước khi phối. Loại bỏ ngay những heo mắc bệnh.
3.2 Virút dịch tả heo Bệnh mãn tính đang xảy ra  ở Việt Nam với khoảng 10-15% heo nái mang virút. Đây là bệnh bắt buộc tiêm phòng, và phải khai báo khi heo mắc bệnh. Nhiễm virút huyết, sốt cao hoặc sốt cách quảng, bón hoặc tiêu chảy do viêm ruột kéo dài. Xuất huyết điểm ngoài da, lách nhồi huyết, van hồi manh loét hình cúc áo, thận xuất huyết. Heo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Cần phân biệt với bệnh tai xanh hiện nay và bệnh doSalmonella. Chủng ngừa heo mẹ và heo con với quy trình phù hợp điều kiện dịch tễ của trại.
3.3 Rotavirus Khi cấp tính, bệnh bộc phát đột ngột và lây lan nhanh. Nếu mãn tính, bệnh xảy ra rải rác. Phân nhão vàng lẫn các mảng mô chết, heo hốc hác, đôi khi ói. Dạ dày tích sữa, thành ruột mỏng và hư hại cấu trúc hấp thu. Heo 7-35 ngày tuổi, có thể xảy ra trầm trọng ở heo 1-14 ngày tuổi. Giữ ấm heo con, vệ sinh chuồng nuôi, gây nhiễm thích nghi cho nái trước khi phối.
3.4 Virút bệnh giả dại Virút bệnh giả dại (Aujeszky) gây viêm não-màng não, làm tổn thương biểu mô đường hô hấp và nhiều bộ phận khác Sốt, co giật, rối loạn cử động, thở khó (ngồi thở), tiêu chảy, ói. Khi đã có triệu chứng thần kinh, heo con chết nhanh trong 24-36 giờ sau. Bệnh tích không rõ, có thể viêm hoại tử đường hô hấp. Heo non nhạy cảm với virút. Tỷ lệ chết có thể 100% ở heo 1-14 ngày tuổi, tỷ lệ chết 50% ở heo 3-4 tuần tuổi. Xét nghiệm và loại bỏ heo dương tính, chủng ngừa.
4. Ký sinh trùng
4.1 Cầu trùng
Bệnh lây lan chậm và gia tăng dần. Heo nái không biểu hiện bệnh. Một số heo đi phân lọn nhỏ như phân dê, một số heo khác đi phân sệt hoặc lỏng màu xám. Heo chậm lớn. Ở heo trên 5 ngày tuổi (6-15 ngày tuổi). Tỷ lệ bệnh cao nhưng chết ít.

Vệ sinh sạch và không để phân đọng trên nền chuồng.

4.2 Các ký sinh trùng khác (Strongyloides,Toxoplasma,Ascaris suum) Ký sinh trùng gây tổn thương ruột, xảy ra trong điều kiện nuôi dưỡng kém hoặc lây nhiễm từ đất hoặc nước. Heo đi phân lỏng, chậm lớn, loét ruột hoặc xuất huyết ruột. Strongyloidescó thể gây bệnh cho heo 4-10 ngày tuổi.Toxoplasma gây bệnh ở mọi lứa tuổi.Ascaris suum nhiễm trên heo sau cai sữa trở đi. Xét nghiệm phân hoặc mô học, tẩy giun và vệ sinh chuồng trại.

Mời các bạn xem thêm video:

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1