Hướng Dẫn Cách Làm Trang Trại Chim Công

0

Công là loài chim quý hiếm, với bộ lông sặc sỡ, loài chim này được xếp vào 1 trong 10 loài chim đẹp nhất thế giới. Hiện nay, chim công đang được ông Nguyễn Hữu Khởi ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) nhân nuôi thành công, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng

huong-dan-cach-lam-trang-trai-chim-cong

Hình ảnh minh họa

Theo ông Khởi, hiện nay nhu cầu nuôi chim công làm cảnh đang khá phổ biến, vì thế giá chim công trên thị trường rất cao. Một cặp chim công trưởng thành có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng. “Hiện nay ở Việt Nam việc chăn nuôi chim công đang manh nha phát triển, mặc dù là nghề nuôi mới nhưng qua thực tế chăn nuôi tại trang trại của tôi, kỹ thuật nuôi chim công cũng khá đơn giản, trong đó cần đảm bảo chuồng trại thoáng khí” – ông Khởi nói.

Chim công rất thông minh, nếu được nuôi và chăm sóc từ nhỏ công có thể thả rông trong sân như gà mà không sợ bay mất. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc chăm sóc, ở Việt Nam chim công thường được nuôi tập trung trong chuồng trại theo mô hình công nghiệp. Nếu bà con có nhu cầu nuôi chim công để làm giàu, khi xây dựng chuồng trại cần lưu ý vài điều sau:

1. Vị trí chuồng:

Chuồng nuôi luôn đảm bảo thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng thực tế, độ rộng hẹp của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn (có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 – 15 cá thể 6-12 tháng tuổi), thường có chiều rộng 3,5 – 4m; dài: 5 – 6m; cao: 2,7 – 3m.

2. Vật liệu làm chuồng:

Để giảm chi phí bà con có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng lợn, gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Cũng nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác.

Vật liệu làm chuồng: có thể dùng tre, nứa, hay lưới B40 quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Nóc chuồng dùng lưới cước để chim không bay ra. Bạn cũng có thể dùng các tấm lợp nhựa để lợp mái chuồng, chim có chỗ trú mưa. Lưu ý không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước ni lông làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều.

3. Làm cành cho chim múa:

Để chim có vị trí để múa, bay nhảy, chủ trang trại cần dùng cây tre, hoặc luồng to khoảng cỡ bắp chân người lớn, dài 3-7m tùy diện tích chuồng rồi đặt ngang chuồng, chọn vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu vào mùa hè thì chim mới “có hứng” bay nhảy.

4. Bên trong chuồng nuôi:

Để chim công có mặt bằng sống và hoạt động, các chủ trang trại cần xây dựng chuồng đủ rộng, dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm, công không bị bẩn và phòng ngừa giun, sán. Nếu có điều kiện có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng, vận động. Việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh là được.

5. Máng ăn, uống:

Để chim thuận tiện cho việc ăn, uống, các máng ăn bắt buộc phải treo dây lên nóc chuồng, có thể dùng máng sắt, hoặc máng nhựa công nghiệp giống như máng của gà mà chủ trang trại không cần phải đổ thức ăn liên tục.

6. Máy ấp trứng:

Ngay sau khi thu trứng công, các chủ trang trại nên dùng máy công nghiệp để ấp trứng bởi đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, tỷ lệ thành công có thể đến 90%. Thời gian chờ để cho trứng vào lò ấp là từ 6 – 8  ngày đối với trứng đầu vụ và 4 – 6 ngày đối với trứng trung và cuối vụ. Nhiệt độ ấp trứng phải thay đổi theo từng giai đoạn, từ 1 – 7 ngày đầu, nhiệt độ ấp cần duy trì là 37 – 38,2 độ C, từ 7 – 15 ngày tiếp theo giảm xuống khoảng 36,5 – 37 độ C. Từ ngày thứ 15 – 20 tiếp tục giảm nhiệt độ trong lò ấp xuống 36,2 – 36,5 độ C; sang ngày 20 trở đi thì duy trì mức nhiệt 36,2 độ C. Độ ẩm khoảng 60 – 70% là phù hợp.

7. Khu úm chim công giống:

Ngay sau khi chim công nở, các chủ trang trại cần đưa chim giống ra khu úm. Tùy theo quy mô chăn nuôi để xây dựng khu nuôi úm. Với số lượng từ 40 – 60 con, các chủ trang trại chỉ cần dùng tôn hay lồng lưới có lót sàn bằng trấu, hoặc rơm khô và thắp bóng đèn vào sưởi ấm cho chim.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1