Hội Chứng Giảm Đẻ Ở Gà

0

Hội chứng giảm đẻ ở gà hay còn gọi là bệnh EDS’76 (Egg Drop Syndrome 1976) là một bệnh mới phát hiện năm 1976. Khi người ta đã dùng tất cả các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm có liên quan tới tỷ lệ đẻ trứng và dùng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để kích thích đẻ trứng, nhưng ở một số đàn gà đẻ, trứng vẫn giảm, bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc nhóm Adenovirus gây ra với các biểu hiện đặc trưng như: tỷ lệ đẻ trứng giảm đáng kể có khi giảm đến 50%, trứng đẻ ra có nhạt màu, vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ, hình dạng méo mó, lòng trắng bị loãng.

hoi-chung-giam-de-o-ga 1Vỏ trứng mỏng, hình dạng
không đồng đều

Bệnh xảy ra ở đàn gà đẻ công nghiệp (thương phẩm) và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn từ 26-35 tuần tuổi (giai đoạn khai thác trứng). Gà đẻ trứng nâu thường nhạy cảm hơn. Bệnh lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh (trứng bất thường) – thể hiện tính truyền dọc. Ngoài ra Hội chứng giảm đẻ còn lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống…), phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh (tính truyền ngang).

hoi-chung-giam-de-o-gaGà chuyên chứng

Bệnh thường kéo dài khoảng 6-12 tuần với các triệu chứng điển hình như:

  • Tỉ lệ đẻ trứng ở đàn gà giảm đột ngột từ 20 – 40% (giảm khoảng 12-16 trứng/gà), có khi lên đến 50%;
  • Trứng nhỏ, nhạt màu, vỏ lụa, mỏng và nhăn nheo, hình dạng méo mó hoặc có khi không có vỏ;
  • Lòng trắng loãng;
  • Tỷ lệ ấp nở giảm;

Gà bệnh vẫn ăn uống bình thường, có khi bị tiêu chảy nhất thời, mào gà có màu nhợt nhạt (từ 10-70% trường hợp). Nhìn chung sức khỏe gà không thay đổi nhiều so với trước. Nhìn chung đối với xác gà chết nghi mắc Hội chứng giảm đẻ không có bệnh tích điển hình. Tuy nhiên, khi mổ khám người ta thường thấy những biến đổi như sau:

  • Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ;
  • Đôi khi tử cung bị viêm, phù thũng;
  • Trứng non không phát triển.

Hội chứng giảm đẻ ở gà rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và rối loạn hấp thu canxi. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm phân biệt với Hội chứng giảm đẻ bằng các triệu chứng đặc trưng như: gà bệnh hay hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác. Chứng rối loạn hấp thu canxi ở gà được phân biệt với Hội chứng giảm đẻ bằng các bệnh tích đặc trưng như:

  • Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy.
  • Xương ức (ngực) bị vặn vẹo.
  • Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.

Hiện nay, đối với Hội chứng giảm đẻ ở gà người ta vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đàn gà đẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Trong công tác phòng bệnh, cần nghiêm túc thực hiện các bước sau:

hoi-chung-giam-de-o-ga 2Vaccin phòng EDS’76

Bước 1: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, và phun thuốc sát trùng định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.

Bước 2: Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi chúng đạt 15-16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có các loại vacxin như: ND-IB-EDS K và ND-IB-EDS Emulsion để phòng 3 bệnh Niu-cát-xơn (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).

Bước 3: Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, emzyme trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi, giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1