Cách Trị Bệnh Đầu Vàng Ở Tôm

0

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ… Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.

cach-tri-benh-dau-vang-o-tom

Triệu chứng:

– Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.

– Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu

– Thân tôm có màu nhợt nhạt

– Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần

– Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng.

– Theo Việt Linh, bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh:

– Nhận biết triệu chứng bệnh.

– Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.

– Phân tích PCR.

Nguyên nhân:

– Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.

Lây truyền bệnh: 

– Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước.

Phòng và trị bệnh:

– Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.

– Phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách chọn tôm giống sạch bệnh (qua kiểm tra PCR), diệt khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước.

– Không nuôi mật độ quá cao.

– Luôn cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.

– Giữ môi trường ổn định.

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1