Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà – Fowl Cholera

0

Là một bệnh nhiễm trùng cấp tính và gây nhiễm trùng huyết trên gia cầm. Gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida…

1. Sức kháng

Vi khuẩn Pasteurella multocida có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi chất sát trùng, ánh sáng tự nhiên, sự khô ráo và sức nóng.

benh-tu-huyet-trung-o-ga-fowl-choleraGà chết tím bầm mặt do bệnh THT

2. Phương thức truyền lây

  • Lây lan do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh.
  • Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh.
  • Loài gặm nhắm như chuột là động vật mang truyền mầm bệnh vào chuồng nuôi để lây nhiễm cho gia cầm.
  • Chất chứa mầm bệnh: Máu, phổi, các chất tiết đường hô hấp…
  • Là vi khuẩn cơ hội ký sinh ở gia cầm khỏe mang mầm bệnh nhưng khi có điều kiện thích hợp như thay đổi khí hậu, thức ăn, vệ sinh kém, gà bị stress… thì vi khuẩn sẽ tấn công và gây bệnh.

3. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh ngắn từ 1 – 2 ngày.

  • Thể cấp tính: Chỉ xuất hiện triệu chứng vài giờ trước khi chết như: sốt cao 42 – 43oC, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân màu xanh lá cây, gà chết nhanh và mào, yếm, mặt bị tím bầm do bị ngạt thở.
  • Thể mãn tính: Gà ốm, ăn ít. Yếm, khớp xương chân, xương cánh và xương đệm của bàn chân sưng phồng. Thỉnh thoảng có âm rale khí quản và khó thở.

4. Bệnh tích

  • Thể cấp tính: Các tổ chức liên kết dưới da và cơ quan phủ tạng bị sung huyết, xuất huyết. Xuất huyết tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc tá tràng. Viêm bao tim tích nước, viêm phổi. Gan sưng hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim, nhiều dịch nhày ở cơ quan hô hấp, tiêu hóa như khí quản, hầu, diều, ruột… Ở gà đẻ thì nang noãn mềm nhão, lòng đỏ rớt vào xoang bụng, nang trứng xuất huyết, buồng trứng phát triển không bình thường.
  • Thể mãn tính: Viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp, gan. Viêm phúc mạc, viêm ống dẫn trứng, viêm màng mắt. Mặt, yếm và mào sưng.

benh-tu-huyet-trung-o-ga-fowl-cholera 1Mào, yếm, mặt, tích gà bị sưng to và tím

benh-tu-huyet-trung-o-ga-fowl-cholera 2Viêm phổi

benh-tu-huyet-trung-o-ga-fowl-cholera 3Buồng trứng sung huyết và xuất huyết

5. Phòng và trị bệnh

  • Vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, quản lý đàn tốt. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nhất là lúc giao mùa, chuyển đàn, stress…
  • Trong suốt thời gian thú bị bệnh, nên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, ngày 1-2 lần
  • Tách riêng và loại thải ngay những gà bệnh không được để làm giống.
  • Bổ sung thường xuyên vào thức ăn, nước uống các sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, điện giải để tăng cường sức đề kháng bệnh, chống stress.
  • Sử dụng thuốc trị bệnh bằng cách dựa vào một số nhóm kháng sinh được khuyến cáo sau đây: Penicillin (Ampicillin), Nhóm Amynoglucozit (Streptomicin, Spectinomycin, Gentamicin, Neomycin), Nhóm Tetracyclin, Nhóm Quinolon (Enrofloxacin), Nhóm Diaminopyrimidin (trimethoprim)…

Naipet.com

Facebook Comments
Share.

Chat
1